Home / Cây ăn trái / Cây khóm

Xử Lý Ra Hoa Dứa

Xử Lý Ra Hoa Dứa
Publish date: Friday. January 6th, 2012

Cây dứa có thể trồng nhiều tháng trong năm, nhưng để tự nhiên sẽ cho thu quả vào một thời vụ nhất định (tháng 6 – 7) và phụ thuộc vào thời gian phân hóa mầm hoa, trong tự nhiên cây dứa phân hóa mầm hoa cần hai điều kiện:

– Trình độ thành thục của cây dứa đã qua giai đoạn sinh trưởng, bộ lá được hình thành đầy đủ (trên 38 lá) chất dinh dưỡng được tích lũy tạo cơ sở cho việc ra hoa kết quả.

– Thời tiết khí hậu và một số điều kiện ngoại cảnh như ngày ngắn, nhiệt độ thấp, chênh lệch về nước trong cây và đất.

Tháng 12 có ngày ngắn nhất trong năm. Tháng này ở miền Bắc, miền Trung có nhiệt độ thấp, ở miền Nam bước vào mùa khô là cao điểm phân hóa mầm hoa để cho thu quả vào vụ hè. Muốn vườn dứa ra hoa tự nhiên, thu quả vào mùa hè một cách tập trung, đồng loạt và năng suất cao, cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:

Vụ xuân trồng chồi nách to, đồng đều, bón phân đầy đủ cân đối, tập trung. Kết thúc bón phân đạm tháng 10 vườn dứa sẽ ra hoa tự nhiên đồng loạt để thu quả vào vụ hè.

Ở miền Bắc, vào trung tuần tháng 10 đã bước vào mùa hanh khô, đến tháng 12 được thêm yếu tố ngày ngắn và nhiệt độ thấp, nếu trồng đúng kỹ thuật vườn dứa sẽ ra hoa tập trung.

Ở miền Trung muốn chủ động thu hoạch quả theo các tháng trong năm, cần tiến hành xử lý hóa chất. Ở Việt Nam hiện nay thường dùng hai loại hóa chất để xử lý ra hoa dứa là Ethrel và đất đèn (khí đá):

– Ethrel còn gọi là Ethephon.

Công thức hóa học: C2H6O3PCl. Tên hóa học: 2 – choloroethyl – photphonic acid Ethrel 480 gr/lit (48%) là sản phẩm của hãng Rhone–poulene (Pháp). Enthrel 39,5% của Trung Quốc. Enthrel dạng dung dịch nước được đóng chai nhựa (mầu trắng không mùi không mầu). Cất giữ nơi cao ráo thoáng mát, có thể bảo quản 2 – 3 năm, chất lượng vẫn tốt.

Dung dịch Enthrel để nhỏ vào nõn hoặc phun toàn bộ cây vào ban ngày trời mát sẽ cho tỷ lệ ra hoa cao. Nhưng cần được xử lý đúng kỹ thuật sau:

Pha thuốc vào nước sạch với nồng độ 2 phần nghìn và cộng thêm 2% phân urê. Lấy 20ml dung dịch đã được pha đều nhỏ vào 1 nõn dứa, cho một lần xử lý. Sau từ 2 – 3 ngày, xử lý nhắc lại lần 2 cùng với nồng độ và liều lượng trên. Một ha trồng 50.000 cây cần 2 lít thuốc pha với 1.000 lít nước và hòa thêm 20kg phân urê cho một lần xử lý. Xử lý tổng số 2 lần cần 4 lít Enthrel, 40kg phân urê và 2.000 lít nước.

Ngoài miền Bắc vào tháng 8– 9 có nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, cây dứa sinh trưởng mạnh nên phải tăng nồng độ thuốc Enthrel lên 2,5 phần nghìn để đảm bảo tỷ lệ ra hoa cao. Đối với gia đình, phương pháp xử lý có thể tiến hành như sau:

Dùng can nhựa trắng 20 lít, đổ vào can 16 lít nước sạch và 32ml thuốc, thêm vào 3,2 lạng phân urê. Tất cả quấy đều thành dung dịch thuốc rồi đổ vào bình bơm, xịt vào nõn dứa mỗi cây 20ml. 16 lít dung dịch thuốc trên đủ để xử lý cho 8.000 cây dứa.

Sử dụng thuốc Enthrel có ưu điểm là thuốc dự trữ bảo quản được lâu xử lý vào ban ngày thuận lợi, dễ dàng. Thuốc ít độc hại. Nhược điểm: Chi phí xử lý lớn.

– Đất đèn: Tên khoa học là Các–bua–canxi (CaC2).

Khi hòa tan vào nước đất đèn sẽ giải phóng khí A–xê–tylen. Khí này tác động vào đỉnh sinh trưởng của cây dứa làm thay đổi môi trường, kích thích cây dứa ra hoa. Có hai cách xử lý đất đèn gọi tắt là xử lý khô và xử lý nước.

+ Xử lý khô là đập nhỏ đất đèn thành những hạt như hạt đỗ tương, bỏ vào 1 nõn dứa, khi nõn dứa có nhiều nước. Có thể tiến hành ngay sau các trận mưa. Đất đèn được đập nhỏ cho vào ống nhựa, đặt ống nhựa vào nõn cây dứa để bỏ đất đèn cho chính xác. Một ha cần khoảng 75 – 80kg đất đèn.

Xử lý khô có ưu điểm là tiện lợi, không phải chuyên chở nước lên đồi dứa nên đỡ tốn công. Nếu nõn dứa có đủ nước để hòa tan đất đèn thành dung dịch bão hòa Axetylen thì tỷ lệ cây dứa ra hoa cũng rất cao.

Xử lý cách này có nhược điểm là độc hại cho người đập đất đèn và phụ thuộc vào thời tiết là phải xử lý khi trong nõn dứa có đủ nước, không tiến hành được vào mùa khô, nếu nõn dứa không đủ nước dễ làm cháy nõn lá và lượng đất đèn cũng tốn hơn.

+ Xử lý nước là hòa đất đèn tan đều vào nước trước khi cho vào nõn dứa. Pha nồng độ 1%, nhỏ 50ml dung dịch đã pha vào nõn cây dứa. Sau 2 –3 ngày, xử lý nhắc lại lần 2 với nồng độ và liều lượng cũng như lần 1.

Dùng can nhựa trắng loại 20 lít, đổ 15 lít nước sạch và 1,5 lạng đất đèn loại 1 vào can, đậy nắp lắc cho tan đều đất đèn và nước. Dùng bình bơm xịt 50ml dung lịch vào 1 nõn dứa. 15 lít dung dịch nước xịt đủ cho 300 cây dứa. Pha nước cho tan đều vào nước rồi tiến hành xịt ngay.

Xử lý đất đèn phải dùng nước mát và xử lý khi ngoài trời có nhiệt độ thấp. Mùa hè–thu: Tốt nhất là xử lý vào ban đêm và sáng sớm để vườn dứa đạt tỷ lệ ra hoa cao


Related news

Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 2 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 2

Dứa hoa hay còn gọi nhiều tên khác: dứa victoria, dứa Tây, dứa Phú Thọ, dứa hoàng hậu, dứa lục,…Đây là một giống nhập nội khoảng năm 1913 được nhập vào nước ta, nay trồng rải rác ở khắp các tỉnh.

Tuesday. March 5th, 2013
Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 6 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 6

Một trong những khó khăn thường gặp ở những vùng trồng dứa tập trung trên một diện tích lớn là vấn để thu hoạch. Do thời gian chín tự nhiên của dứa rất tập trung và dồn dập trong một thời gian ngắn (chỉ trong hai tháng 6 và 7 có tới 80 -90% tổng sản lượng dứa được thu hoạch đối với dứa ta) cho nên đã gây ra những khó khăn lớn về các mặt.

Tuesday. March 5th, 2013
Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 1 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 1

Dứa là cây ăn quả nhiệt đới mới được loài người đưa vào trồng trọt cách cây gần 500 năm. Nhưng đến nay cây dứa đã là một cây được phát triển khá rộng rãi nhất là từ khi phát triển kỹ thuật làm dứa hộp và cuối thế kỷ 19. Cho đến nay hầu hết các nước ở vùng nhiệt đới đều có trồng dứa. Sản lượng dứa trên thế giới tăng lên rất nhanh. Hằng năm tổng sản lượng trên thế giới đạt trên dưới 3 triệu tấn.

Tuesday. March 5th, 2013
Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 5 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 5

Lượng phân bón nhiều hay ít phụ thuộc và đất tốt hay xấu, mật độ trồng dãy hay thưa và cũng còn phụ thuộc vào giống dứa có chịu được phân bón hay không

Tuesday. March 5th, 2013
Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 7 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 7

Dứa là một cây ít bị sâu bệnh phá hại so với nhiều loại cây trồng khác. Tuy vậy ở hầu khắp các vùng trống dứa trên thế giới. người ta đều thấy dứa thường bị hại bởi rệp sáp và bệnh héo. Đặt biệt rệp sáp và bệnh héo thường xuất hiện cùng nhau và có quan hệ mật thiết với nhau.

Tuesday. March 5th, 2013