Xử Lý Chất Thải Chế Biến Thủy Sản
An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về chế biến và nuôi trồng thủy sản lớn nhất khu vực miền Tây Nam bộ, lượng nước thải ước tính lên đến hàng chục ngàn m3/ngày.
Nếu không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển chung của tỉnh.
Vì thế, nhiều giải pháp xử lý chất thải được đưa ra và bức đầu hiệu quả. Một trong những giải pháp đầu tiên của chính quyền tỉnh An Giang là thuê Cty Hoài Nam - Hoài Bắc, một công ty xử lý chất thải hàng đầu về khảo sát, đưa ra phương án xử lý.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng SX của các NM, cơ sở SX thủy sản trên địa bàn về ô nhiễm môi trường của không khí, nước thải… vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, Hoài Nam - Hoài Bắc đã lập kế hoạch xây dựng dự án xử lý nước thải chế biến thủy sản.
Năm 2010, Hoài Nam - Hoài Bắc đã tiến hành khởi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản NM Thuận An I, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú theo cơ chế phát triển sạch CDM. Ngoài mô hình xử lý nước thải, nhiều dự án xử lý chất thải rắn được triển khai góp phần mang lại nhiều kết quả quan.
Tất cả các công nghệ xử lý nước thải từ trước đến nay đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nhưng lợi ích đem lại không nhiều và chi phí vận hành hằng năm là rất lớn. Chưa tận dụng được nguồn khí biogas để phục vụ SX nhằm giảm chi phí vận hành mà lượng khí này hầu như bị bỏ quên hoặc xả vào không khí làm ô nhiễm môi trường khí, đó cũng là tác nhân gây lên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Nguồn năng lượng phong phú hàng năm bị thất thoát chưa có biện pháp thu hồi để phục vụ SX.
Công nghệ xử lý chất thải theo cơ chế phát triển sạch CDM của Hoài Nam - Hoài Bắc là thu hồi triệt để nguồn khí biogas để phục vụ SX; Tận dụng triệt để nguồn năng lượng của dự án xử lý nước thải đem lại; Tạo lợi nhuận cho DN từ cơ chế bán chứng chỉ giảm phát thải; Không gây ô nhiễm môi trường khí; Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 5945-2005.
Tiếp theo Thuận An I, Hoài Nam - Hoài Bắc tiếp tục triển khai xử lý chất thải ở NM An Mỹ, NM Agifishco F8, Agifishco F9, Khu công nghiệp Bình Long, Nam Việt, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Afiex, Afasco... Bước đầu, các DN chế biến thuỷ sản đã khắc phục cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường và tận dụng nhiều lợi ích thông qua dự án.
Theo ông Huỳnh Viết Thanh, Tổng GĐ Cty Hoài Nam - Hoài Bắc, quy trình chuyển đổi LTC bao gồm 6 bước: Tiền xử lý chất thải; chuyển hóa nhiệt độ thấp; khí hóa chất rắn; phân hủy các hydrocarbon còn lại; làm sạch khí và bước cuối cùng là tinh lọc khí thô bằng xúc tác.
Xử lý rác theo công nghệ LTC không có nước thải của NM thải ra môi trường. Dự án xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tập trung, SX điện sinh học theo cơ chế phát triển sạch CDM cụm Châu Phú - Châu Đốc - Tịnh Biên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến xử lý chất thải rắn trên địa bàn.
Phương án công nghệ đề xuất sử dụng cho Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tập trung, SX điện sinh học theo cơ chế phát triển sạch CDM cụm Châu Phú - Châu Đốc - Tịnh Biên là công nghệ LTC (Low Temperature Converrstion - đốt rác thải thành điện ở nhiệt độ thấp) xử lý rác thải bằng phương pháp khí hóa nhiệt.
Đây là công nghệ LTC hiện đại nhất hiện nay. Chuyển đổi ở nhiệt độ thấp (
Các nhà máy LTC có thể SX khí đốt, điện năng hay nhiên liệu sinh học hàm lượng cao; Chuyển đổi các sản phẩm chuyển đổi thể khí thành khí đốt hàm lượng cao; Chuyển đổi khí phát sinh thành điện năng sử dụng các tua bin khí - hơi kết hợp hiệu suất cao; Thành phẩm thu được là khí hay điện năng. Khí thu được có thể tùy ý chuyển đổi thành nhiên liệu lỏng. Tạo điện năng cho mạng lưới điện quốc gia và cung cấp năng lượng cho sử dụng nội bộ nhà máy.
Quá trình tiền xử lý chất thải rắn diễn ra trong môi trường khép kín, không phát sinh mùi hôi, vận hành ở nhiệt độ chuyển đổi thấp, do đó không sản sinh sản phẩm phụ độc hại như Furan hay Dioxin. Các vật liệu vô cơ không bị quá nhiệt mà xử lý qua NM không sản sinh chất gây ô nhiễm. Với các cấu trúc phân tử không bị bẻ gãy, những vật liệu này dễ tái chế.
Công nghệ LTC có hiệu suất cao, đạt 55% khi SX điện năng. Tất cả nhiệt năng được sử dụng nội bộ không bị hao nhiệt. NM LTC có thể được điều chỉnh để sử dụng chất thải rắn đầu vào là các nguyên liệu rắn hoặc rác thải hữu cơ đa dạng.
NM LTC được thiết kế với độ bền cao, chế tạo bằng những vật liệu chất lượng cao, đảm bảo vận hành liên tục trong 8.050 giờ/năm và tuổi thọ ít nhất 20 năm. Máy móc được chế tạo, lắp đặt ít chi tiết động; yêu cầu bảo trì thấp. Giá của NM LTC thấp hơn NM đốt nóng hiện đại nhất từ 10 - 25% nhưng sản lượng cao hơn nhiều lần.
Related news
Mấy năm gần đây, nông dân ở các tỉnh ĐBSCL phấn khởi vì trồng khoai môn sáp cho thu nhập cao. Anh Nguyễn Hữu Thọ, ngụ tại khu vực Thạnh Phú, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) trồng 10.000m2 khoai môn sắp thu hoạch cho biết: Khoai môn sáp cho củ to (từ 1,5 – 2 kg/củ), chất lượng thơm ngon là mặt hàng XK có giá ổn định. Khoai môn sáp rất dễ chăm sóc, ít phân bón, trồng được quanh năm.
Về chăn nuôi, toàn huyện hiện có 143.968 con gia súc, 667.000 con gia cầm các loại. Để nông dân yên tâm chăn nuôi, ngành thú y luôn chú trọng triển khai tiêm phòng kịp thời vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chưa xảy ra các ổ dịch bệnh trong lĩnh vực chăn nuôi.
Hội thảo do Sở KH&CN tổ chức ngày 1/8 nhằm đẩy mạnh lĩnh vực thủy sản trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) nói chung và ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn nói riêng.
Duy trì mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hồng Trị (Bảo Lạc) với kinh phí trên 500 triệu đồng, 65 hộ tham gia; hỗ trợ 44 hộ dân xã Cần Yên (Thông Nông) mỗi hộ 2 triệu đồng di dời chuồng trại và nhà tiêu ra khỏi gầm sàn nhà ở; lắp đặt 6 hầm bể khí biogas bằng nhựa coimposite, kinh phí trên 60 triệu đồng tại huyện Hạ Lang...
Những năm gần đây, nghề trồng hoa kiểng tại xã Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) phát triển mạnh và thu hút nhiều hộ tham gia. Để liên kết các hộ trồng hoa kiểng và từng bước đưa nghề trồng kiểng của địa phương phát triển bền vững, tháng 2/2014, Hội Nông dân xã cho ra đời Chi hội trồng hoa kiểng.