Doanh Nghiệp Thủy Sản Không Thu Mua Tôm Có Chứa Tạp Chất
Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20 về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Tại tỉnh Cà Mau, tình trạng kinh doanh mặt hàng tôm có chứa tạp chất đã giảm đến 90% khi các công ty, xí nghiệp đồng loạt không thu mua các mặt hàng tôm chứa tạp chất.
Tính đến thời điểm này, ban chỉ đạo các huyện, thành phố Cà Mau đã tuyên truyền, rà soát và lập danh sách gần 1.700 cơ sở thu gom, sơ chế nguyên liệu thủy sản ký cam kết không thu mua, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh và đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản. Trên thị trường Cà Mau, tình trạng kinh doanh tôm tạp chất đã giảm nhiều khi các doanh nghiệp đồng loạt không thu mua loại tôm này.
Theo chỉ đạo của các địa phương, trong thời gian tới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được tăng cường. Đặc biệt là công tác hậu kiểm tại các cơ sở thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản, tiến tới ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, nhằm tăng uy tín cũng như sức cạnh tranh của tôm Cà Mau trên thị trường xuất khẩu.
Related news
Xoài là 1 trong 5 ngành hàng được tỉnh Đồng Tháp chọn để tổ chức lại sản xuất theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Theo các tiểu thương chuyên cung cấp cá tại chợ đầu mối Hóa An (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), hiện giá các loại cá nước ngọt đang biến động mạnh.
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuyến biển, nhiều ngư dân rất cần nâng cấp hầm bảo quản trên tàu cá để giảm tổn thất sau khai thác, tuy nhiên chi phí nâng cấp hầm bảo quản khá lớn.
Lươn là loài da trơn sống gắn liền với bùn đất. Thế nhưng thời gian gần đây, một số hộ nông dân ở xã Liên Hoà đã tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi lươn trong bể xi măng không có bùn. Đây là một mô hình kinh tế nhằm giúp nông dân tăng thu nhập gia đình...
Theo các thương lái mua bán thủy sản khu vực biên giới tỉnh, bình quân mỗi ngày có trên 200 tấn cá nuôi ở An Giang được xuất qua cửa khẩu, tiêu thụ tại thị trường Campuchia, tăng gấp đôi so năm 2014.