Xét nghiệm đợt hai, trại heo vẫn dương tính với chất cấm

Theo Chi cục Thú y, lần này cán bộ thú y tiến hành lấy 5 mẫu (nước tiểu) xét nghiệm và cho kết quả cả 5 mẫu đều dương tính, hàm lượng tồn dư chất cấm ở mức 100ppb (ppb là hàm lượng chất cấm trên một mẫu, theo quy định từ 2ppb trở lên là dương tính).
“Với kết quả này chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu lưu giữ heo tại trang trại để lấy mẫu đến khi nào kết quả cho ra âm tính thìchủ trang trại mới được xuất đi giết mổ”, một cán bộ Chi cục Thú y TP.HCM nói.
Trước đó, như Tuổi Trẻ đã thông tin, trong quá trình truy xuất nguồn gốc các lô heo tại một số cơ sở giết mổ, cán bộ Chi cục Thú y phát hiện trang trại chăn nuôi Minh Ngọc sử dụng thức ăn chứa chất cấm để “vỗ béo” heo.
Kiểm tra mẫu thịt, mẫu nước tiểu, mẫu cám ăn… tại trang trại, cán bộ thú y phát hiện đều dương tính với chất cấm.
Đặc biệt, kết quả xét nghiệm cho thấy hàm lượng tồn dư chất cấm trong heo Minh Ngọc ở mức rất cao, trên 3.000 ppb, tức gấp 1.500 lần mức cho phép.
Từ sai phạm này, Trạm thú y huyện Củ Chi đã đề xuất UBND huyện Củ Chi xử phạt hành chính trang trại chăn nuôi Minh Ngọc 15 triệu đồng về hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Related news

Theo ông Ngô Văn Tuấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, tính đến cuối tháng 11/2015, Tiền Giang đã đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên 1,6 tỷ USD, hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu cả năm 2015 trước thời hạn một tháng.

Tỉnh Kiên Giang vừa kiến nghị Trung ương hỗ trợ 36,3 tỷ đồng để ứng phó với khô hạn và xâm nhập mặn mùa khô 2015-2016.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến cuối tháng 10/2015, cả nước có 75 cơ sở nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP trên tổng diện tích hơn 686ha.

UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây dựng công trình Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 1), tọa lạc tại ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

Ngồi trong căn chòi lá được dựng lên giữa đầm Thị Tường để trông giữ bãi sò rộng đến 15 ha mặt nước, anh Trần Văn Sal, 47 tuổi (ngụ ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nhớ lại cơ duyên đưa anh đến với nghề nuôi sò huyết cách đây 5 năm. Với vốn đầu tư sò giống cho 15 ha mặt nước trên đầm khoảng 800 triệu đồng, một mình không đủ khả năng, anh Sal rủ thêm 2 người bà con cùng làm.