763 Ha Lúa Bị Nhiễm Rầy Trên Địa Bàn Quãng Ngãi

Hiện nay trên trà lúa vụ Hè thu 2011 đang giai đoạn đòng- trổ bông đang bị rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa phát sinh gây hại. Theo tổng hợp của Chi cục BVTV tỉnh Quảng Ngãi, diện tích nhiễm rầy cả tỉnh đến nay là 763 ha, mật độ trung bình 750- 1500 con/m2, cục bộ nơi cao 3000- 5000 con/m2, rầy đang tuổi 2-3. Diện tích bị nhiễm bệnh chết cây lúa là 436 ha, tỉ lệ hại trung bình 8-10%, cục bộ nơi cao 20-30%. Ngoài ra còn có các đối tượng gây hại cục bộ khác như: Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh thối lem lép hạt lúa, bệnh khô vằn…
Chi cục BVTV tỉnh nhận định trong thời gian đến rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa sẽ phát sinh gây hại phổ biến trên trà lúa từ làm đòng- chắc xanh. Nếu không chủ động phòng trừ thì rầy nâu- rầy lưng trắng và bệnh chết cây lúa sẽ làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa.
Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với sản xuất, Chi cục BVTV tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng NN&PTNT, UBND các xã, phường, thị trấn đôn đốc bà con nông dân ra đồng tự kiểm tra ruộng lúa của mình, nếu phát hiện có rầy 2-3 con/dảnh lúa trở lên thì dùng thuốc (theo khuyến cáo). Sau khi phun thuốc 3-4 ngày kiểm tra lại ruộng lúa, nếu mật độ rầy còn cao thì phun lại lần thứ 2. Đối với bệnh chết cây (thối gốc) lúa, nếu phát hiện ruộng lúa bị bệnh thì dùng một trong các loại thuốc sau phun trừ như: VibenC 50WP, Bony 4SC, New Hinosan 40 EC…
Được biết, vụ Hè thu 2011 toàn tỉnh Quảng Ngãi đã gieo sạ 32.390,3 ha, tăng 0,2% so với kế hoạch.
Related news

Những mùa thu hoạch cá lồng bè đã từng mang về cho ngư dân Long Sơn (TP.Vũng Tàu) hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng nay đã trở thành chuyện dĩ vãng. Vài năm trở lại đây, người nuôi cá lồng bè liên tục bị trắng tay bởi nuôi con gì chết con nấy!.

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Tân (Vĩnh Long) có kế hoạch tập huấn nông dân về biện pháp phòng trừ sâu đục củ khoai lang.

Tìm kiếm thị trường mới, hạn chế phụ thuộc vào Trung Quốc là yếu tố quan trọng giúp tăng giá trị cây khoai. Trong ảnh: Nhân công phân loại khoai.

Đã mấy năm nay, chăn nuôi thỏ trên địa bàn huyện Hóc Môn (TP.HCM) chủ yếu tập trung ở xã Tân Thới Nhì, Xuân Thới Thượng và Xuân Thới Sơn, nhưng tập trung nhất vẫn là xã Tân Thới Nhì có tổng số đầu con là 4.300 con, chiếm 71,57% đàn thỏ cả huyện.

Năm nay thời tiết thuận lợi, bà con nông dân chịu đầu tư chăm sóc nên vụ cà phê được mùa hơn so với các năm trước. Từ niềm vui được mùa, được giá, nhiều nông dân đã tính chuyện mở rộng diện tích trồng cà phê.