Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng thương hiệu nấm dược liệu Đồng Nai

Xây dựng thương hiệu nấm dược liệu Đồng Nai
Publish date: Thursday. July 2nd, 2015

Nhiều nông dân trồng nấm trên địa bàn tỉnh đang chuyển đổi sang trồng thêm dòng nấm dược liệu, chủ yếu là nấm linh chi vì sản phẩm này ngày càng được thị trường ưa chuộng, cho thu nhập cao. Trong đó, chủ doanh nghiệp (DN), chủ cơ sở sản xuất với quy mô lớn đầu tư ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu cho dòng sản phẩm nấm dược liệu của Đồng Nai.

* Tiềm năng thị trường lớn

Ông Nguyễn Văn Hòe, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Long Khánh, nhận xét: “Trước đây chỉ có vài hộ trồng nấm linh chi thì nay có hàng chục hộ ở vùng này làm dòng nấm dược liệu này. Tuy nhiên, phần lớn các hộ vẫn trồng với quy mô nhỏ. Tuy dòng nấm này thường bán được với giá cao nhưng do thời gian trồng kéo dài, chi phí nuôi trồng cao hơn nên bà con còn đang trong giai đoạn đầu tư thăm dò thị trường. Nếu có đơn đặt hàng, nông dân có thể dễ dàng tăng sản lượng trồng”.

Một thương lái thu mua nấm linh chi tại TX.Long Khánh so sánh, trong khi giá các loại nấm ăn liên tục xuống thấp thì nấm linh chi luôn giữ ổn định ở mức cao. Thời gian đầu, dòng nấm dược liệu ở Đồng Nai sản lượng còn ít, chưa được thị trường biết nhiều, chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh, thành lân cận. Khi sản lượng tăng, nhiều thương lái mang đi chào hàng tại các tỉnh phía Bắc và được đón nhận khá tốt. Dòng sản phẩm này đang rất hút hàng vì ngày càng được người tiêu dùng quan tâm sử dụng.

* Cần theo hướng chuyên nghiệp

Thị trường nấm dược liệu hiện không còn là sân chơi riêng của sản phẩm nước ngoài mà có thêm rất nhiều nhãn hàng Việt Nam cho khách lựa chọn. Không thiếu DN đầu tư bài bản, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng nhãn hàng để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường. Ông Nguyễn Văn Tuệ, chủ cơ sở sản xuất nấm Minh Dũng (TX.Long Khánh), cho hay: “Ngoài lập trại trồng nấm linh chi, cơ sở của tôi còn thu gom thêm sản phẩm của bà con đưa ra thị trường tiêu thụ. Nấm linh chi bán trôi nổi ngoài thị trường và nấm có thương hiệu có giá bán chênh lệch rất lớn. Chính vì vậy, cơ sở tôi đang đầu tư làm nhãn hàng riêng, có bảo hành sản phẩm cho người tiêu dùng để xây dựng uy tín chất lượng sản phẩm nấm dược liệu của Long Khánh”.

Công ty TNHH một thành viên nấm Phương Quang (huyện Trảng Bom) là một trong những đơn vị đi tiên phong trên địa bàn tỉnh trong ứng dụng công nghệ cao để sản xuất nấm dược liệu. Giám đốc doanh nghiệp này là nữ kỹ sư chuyên ngành công nghệ sinh học, đã bỏ số vốn không nhỏ để đầu tư đồng bộ từ hệ thống phòng thí nghiệm, máy móc để sản xuất giống đến mô hình nhà lưới trồng nấm theo công nghệ hiện đại. DN cũng chuẩn hóa quy trình sản xuất nấm sạch từ khâu nuôi trồng đến sơ chế, chế biến; đồng thời quan tâm làm nhãn hiệu riêng, đầu tư mạng lưới bán hàng, dịch vụ tư vấn...

Bà Lê Thị Hương, Giám đốc công ty này, chia sẻ: “Đồng Nai có nghề truyền thống trồng nấm với đội ngũ nông dân giỏi nghề là điều kiện rất thuận lợi để chuyển đổi phát triển dòng sản phẩm nấm dược liệu này. Tuy nhiên, vì đây là dòng thực phẩm chức năng nên có yêu cầu rất chặt chẽ về kỹ thuật trồng. Tỉnh nên có quy hoạch để phát triển nấm linh chi, vừa đảm bảo về mặt chất lượng, vừa có giải pháp cho vấn đề đầu ra. Người trồng nấm ở Đồng Nai nên đầu tư theo hướng chuyên nghiệp với ý thức xây dựng thương hiệu vùng nấm dược liệu Đồng Nai bằng uy tín chất lượng thì giá trị sản phẩm mới cao, đầu ra mới bền vững”.

Theo đại diện Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc tại huyện Thống Nhất (thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam), trung tâm đang triển khai dự án thực nghiệm trồng nấm bằng nguồn phế - phụ phẩm nông nghiệp, như: thân, gốc sắn, lõi bắp… Dự án ứng dụng một số công nghệ mới của Hàn Quốc trong sản xuất nấm, trong đó có dòng nấm dược liệu cho lợi nhuận cao hơn hẳn so với cách làm truyền thống. Công nghệ, kỹ thuật mới này sẽ được chuyển giao rộng rãi cho nông dân.


Related news

Nước Lũ Lên Xuống Thất Thường Ảnh Hưởng Đến Vùng Nuôi Tôm Tam Nông (Đồng Tháp) Nước Lũ Lên Xuống Thất Thường Ảnh Hưởng Đến Vùng Nuôi Tôm Tam Nông (Đồng Tháp)

Một số nông dân ngỡ rằng năm nay nước lớn hơn mọi năm, bởi mới giữa tháng 7 âm lịch, nước đã cao hơn cùng kỳ năm 2013 gần cả thước. Thế nhưng, bước sang đầu tháng 8 âm lịch, mực nước xuống hơn nửa thước so tháng 7. Con nước cứ diễn biến bất thường liên tục từ đầu mùa lũ đến giờ khiến các hộ nuôi tôm gặp không ít khó khăn.

Tuesday. October 7th, 2014
Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm He Chân Trắng Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm He Chân Trắng

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa cho biết: từ đầu tháng 6 đến nay, các chủ ao đầm đã tiến hành thu hoạch tôm thương phẩm vụ 1 và vụ 2. Năng suất bình quân đạt 13 tấn/1ha/vụ, giảm gần 4 tấn/1ha/vụ so với năm 2013.

Tuesday. October 7th, 2014
Bình Định Tổ Chức 4 Đội Tàu Khai Thác Cá Ngừ Xuất Khẩu Bình Định Tổ Chức 4 Đội Tàu Khai Thác Cá Ngừ Xuất Khẩu

Tỉnh Bình Định đã tổ chức tập huấn về kỹ thuật khai thác, xử lý cá, bảo quản cá sau thu hoạch trên tàu cho toàn bộ thuyền viên của 4 nhóm tàu tham gia dự án.

Tuesday. October 7th, 2014
Khánh Hải (Ninh Thuận) Đánh Bắt Cá Cào Nặng 200 Kg Khánh Hải (Ninh Thuận) Đánh Bắt Cá Cào Nặng 200 Kg

Ngày 5 - 10, tại bến cá Lăng Tô, ngư dân thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đánh bắt được một con cá Cào dài 2 m, nặng khoảng 200 kg. Đây là tín hiệu phấn khởi cho ngư dân địa phương hứa hẹn một mùa biển bội thu.

Tuesday. October 7th, 2014
Chất Lượng Hải Sản Sau Thu Hoạch Nút Thắt Ở Khâu Bảo Quản Chất Lượng Hải Sản Sau Thu Hoạch Nút Thắt Ở Khâu Bảo Quản

Theo thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển Khánh Hòa khoảng 116.000 tấn, hàng năm cho phép khai thác hơn 70.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng hải sản đưa vào chế biến, xuất khẩu của tỉnh chỉ khoảng 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hải sản sau thu hoạch không cao.

Tuesday. October 7th, 2014