Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Việt đuối theo tỷ giá

Tôm Việt đuối theo tỷ giá
Publish date: Friday. August 21st, 2015

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú than thở, 6 tháng đầu năm tôm xuất khẩu của Việt Nam giảm giá mạnh nhưng vẫn cao hơn các nước trong khối ASEAN khoảng 10 - 20%. Đây chính là thách thức lớn nhất khiến thời gian qua sản lượng tôm xuất sang các nước trong khối châu Âu giảm mạnh. Đặc biệt, tại Minh Phú tôm xuất sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật giảm so với cùng kỳ năm ngoái. 

Cũng xuất tôm sang thị trường châu Âu, một doanh nghiệp ở An Giang cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay, xuất khẩu của công ty ông giảm tới 20% về doanh số do gặp nhiều bất lợi về tỷ giá, thị trường tiêu thụ chậm.

“Nếu những năm trước, Nhật Bản, châu Âu tăng nhập hàng Việt Nam thì năm nay họ chuyển hướng sang Ấn Độ, Indonesia. Nếu tình trạng phá giá đồng tiền của Trung Quốc và Indonesia ngày càng gay gắt thì nguy cơ hàng của công ty xuất ngoại có thể giảm tới 50%”, giám đốc công ty này cho biết.

Lý giải cho nguyên nhân giá tôm Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực 10 - 20%, ông Quang cho hay, giá thành nguyên liệu, giá nhân công, chi phí đầu vào như điện, nước tăng nhanh và cao. 

“Cụ thể, tại nhà máy của tôi ở Cà Mau giá nhân công luôn ở mức 5,5 - 6 triệu đồng một tháng một người, trong khi đó, tại Thái Lan, đối với khu vực ngoại thành chỉ 180 USD, tương đương 3,8 triệu đồng, còn trong nội thành giá cao nhất là 250 USD (khoảng 5,3 triệu đồng). Nếu chúng tôi trả lương cho công nhân mà chênh nhau 50.000 - 100.000 đồng là họ bỏ công ty ngay”, ông Phú dẫn chứng.

Ngoài ra, vị này cũng cho biết, theo quy định của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, cả doanh nghiệp và người lao động phải có trách nhiệm đóng. Nhưng tại công ty ông, doanh nghiệp phải đóng 100%, nếu trừ vào lương của công nhân họ sẽ bỏ việc. Thêm vào đó, doanh nghiệp còn phải trả khoản tiền xã hội, kinh phí công đoàn cho người lao động. 

Cùng với chi phí đầu vào cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, ông Quang cho biết còn bị cạnh tranh gay gắt bởi tỷ giá. 6 tháng đầu năm nay các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia đua nhau phá giá đồng tiền. Đặc biệt là tại Indonesia, nước này đã phá giá tới 28%, khiến giá sản phẩm Việt không thể đuổi kịp.

Xác nhận xuất khẩu tôm năm nay khó khăn hơn rất nhiều so với năm ngoái, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, nếu cố gắng thì kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm cũng sẽ chỉ đạt 3,2 tỷ USD, giảm khoảng 900 triệu USD so với năm ngoái (4,1 tỷ USD).

Ông Hòe cũng lý giải, thời gian qua do biến động của tỷ giá, tại Nhật đồng yen mất giá nhiều so với đôla Mỹ khiến giá xuất khẩu sang thị trường này giảm kéo kim ngạch giảm theo.

“Sáu tháng cuối năm, dưới tác động của việc phá giá đồng nhân dân tệ khiến biến động tỷ giá cũng sẽ lan sang nhiều nước trong khu vực. Điều này khiến tôm Việt càng khó cạnh tranh về giá so với các nước xuất khẩu khác như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador…”,  ông Hòe nói.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm cả nước 6 tháng đầu năm  đạt khoảng 1,3 tỷ đôla Mỹ, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 741 triệu đôla, còn lại là tôm sú.

Trong 6 tháng, tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2% so với cùng kỳ  2014 - mức giảm mạnh nhất trong số 3 thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm ở Mỹ thấp vì lượng hàng tồn kho năm 2014 của nước này ở mức cao. Ngoài ra, đồng USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ khác khiến các nước xuất khẩu đổ xô vào thị trường Mỹ, tạo cơ hội cho các nhà nhập khẩu Mỹ “ép giá” tôm Việt Nam. Giá trung bình tôm nhập khẩu vào Mỹ giảm ngay từ tháng đầu năm và hiện giữ ở mức khoảng 10 USD một kg.

Còn tại thị trường Nhật, nơi Việt Nam đứng số một về lượng hàng xuất khẩu năm nay, cũng giảm nhập hàng để tăng hàng Ấn Độ và Indonesia. Báo cáo của Vasep cho thấy, tôm Việt xuất sang Nhật đạt 252,9 triệu USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, giá tôm ViệtNam tại thị trường này giảm tới 16,7%, trong khi đó, các nước trong khu vực chỉ giảm 1 - 2%. Thế nhưng, giá tôm Việt Nam bán ra vẫn cao hơn các nước trong khu vực 5 - 10%, ở mức 11 USD một kg, trong khi các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ chỉ dưới 10 USD một kg. 


Related news

Người đầu tiên nuôi vịt trời ở Quảng Ninh Người đầu tiên nuôi vịt trời ở Quảng Ninh

Trước khi bắt tay vào nuôi vịt trời như hiện nay, anh Đào Duy Khương (thôn 2, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hàng hải Hải Phòng đã có vài năm công tác tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền (TP Hải Phòng). Một thời gian sau thì anh lấy vợ là giáo viên ở Hải Hà, lần lượt sinh 2 con gái. Lương “ba cọc ba đồng”, lại xa nhà nên anh không giúp đỡ gì được vợ con.

Saturday. August 22nd, 2015
Từ giống lúa Long Hồ 1 đến Long Hồ 10 Từ giống lúa Long Hồ 1 đến Long Hồ 10

Quanh năm gắn bó với ruộng đồng, ông Phạm Văn Long (ấp An Phú A, xã Long An - Long Hồ - Vĩnh Long) đã dành trọn tình yêu cho cây lúa. Bằng sức sáng tạo, ông liên tiếp gặt hái thành công trong việc sáng chế máy chà lúa và lai tạo nhiều giống lúa mới.

Saturday. August 22nd, 2015
Cấp cây sâm Ngọc Linh giống cho 9 xã Cấp cây sâm Ngọc Linh giống cho 9 xã

Ngày 20-8, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam tiến hành cấp Sâm giống cho 9 xã Trà Mai, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Tập, Trà Cang, Trà Nam, Trà Vân, Trà Vinh và Trà Don. Việc cấp cây Sâm giống này là nhằm để Sâm Ngọc Linh phát triển mạnh và giúp nhân dân các xã từng bước thoát nghèo nhờ cây Sâm

Saturday. August 22nd, 2015
Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng)

Được thành lập cuối năm 2014, hợp tác xã trồng màu ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 47 thành viên với diện tích sản xuất trên 11,5 ha. Năm 2013, được Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) tài trợ Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở khu vực đê biển ở ấp Mỏ Ó. Đây là dự án nhằm cung cấp những giải pháp thử nghiệm để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Saturday. August 22nd, 2015
Nhãn lồng Hưng Yên chính thức xuất khẩu đi Mỹ Nhãn lồng Hưng Yên chính thức xuất khẩu đi Mỹ

Ngày 21/8, lô nhãn mẫu đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được doanh nghiệp thu mua, chuyển vào TP.Hồ Chí Minh chiếu xạ để lên đường xuất khẩu sang Mỹ.

Saturday. August 22nd, 2015