Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng thương hiệu cho cây dưa vùng bãi ngang Kim Sơn (Ninh Bình)

Xây dựng thương hiệu cho cây dưa vùng bãi ngang Kim Sơn (Ninh Bình)
Publish date: Tuesday. June 16th, 2015

Bên cạnh đó, chất lượng dưa trên đất bồi ven biển cũng ngon hơn so với các chất đất khác, chính vì thế dưa bãi ngang Kim Sơn mặc dù có giá thành cao hơn nhưng vẫn được thị trường chấp nhận. Để cây dưa trở thành cây trồng chủ đạo trên đất bãi bồi ven biển Kim Sơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân thì việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa Kim Sơn là cách tốt nhất để đưa cây dưa vùng bãi ngang đi xa hơn.

Thu tiền tỷ từ đất hoang

Khoảng 5 năm về trước có dịp xuống vùng bãi bồi Kim Sơn, ấn tượng để lại trong tôi là vùng đất mặn này ngoài cây đinh lăng lá to ra thì dường như không có cây trồng nào phù hợp. Đi dọc các tuyến đê của huyện Kim Sơn chỉ thấy mênh mông là đầm nước, màu xanh của rau, trái cũng rất hiếm hoi. Thế mà nay trở lại vùng bãi bồi, tôi bị bất ngờ vì màu xanh của cây dưa đã phủ gần như kín các bờ đầm, bờ thửa, triền đê… của các xã vùng bãi ngang. Đúng vào vụ thu hoạch nên nơi đây tấp nập các xe tải nhỏ của các thương lái thu mua dưa ngay tại ruộng.

Không khó khăn lắm để hỏi thăm “vựa” dưa của anh Phú, anh Hải, nhưng lại rất mất thời gian để đến được ruộng dưa vì nơi đây là vùng bãi hoang nên chưa có đường đi thuận tiện. Đón chúng tôi với nụ cười rám nắng biển, anh Trần Văn Phú chủ ruộng dưa hồ hởi mang ra những đĩa dưa lê thơm ngọt, mặn mà như có hương vị biển. Anh Phú dí dỏm nói “ai đã từng ăn dưa ở vùng bãi ngang rồi sẽ bị mê hoặc không muốn ăn dưa ở nơi khác trồng đâu”. Quả thực tôi chưa từng được ăn quả dưa lê nào ngon như vậy. Dưa xốp nhẹ, ăn có vị ngọt đậm đà, rất thơm, khác hẳn với dưa lê tôi hay mua ở chợ.

Câu chuyện về việc đưa cây dưa về trồng trên đất bãi ngang là một cuộc hành trình chứng minh cho chân lý “có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Anh Phú kể lại: 40 ha bãi bồi cửa sông Đáy này trước kia là bãi hoang để đổ đất cho doanh nghiệp xây dựng đê ở đây. Tôi thấy lãng phí quá về bàn với một số anh em có cùng tâm huyết báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương cho một số hộ khai hoang để trồng dưa. Ban đầu mọi người không khỏi nghi ngờ về khả năng thành công của dự án trồng dưa trên đất bồi ven biển.

Nhưng với kinh nghiệm nhiều năm trồng cây hoa màu của mình, tôi cam đoan rằng bà con cứ làm đi nếu lỗ tôi chịu, lãi cùng chia. Khó khăn lớn nhất khi trồng cấy ở đây chính là nước tưới. Do đó, tôi thuê máy xúc đào một 1km kênh mương để chứa nước mưa và hệ thống ống tưới ngầm đến các ruộng. Chỉ trong một thời gian ngắn, cả vùng bãi hoang với những ụ đất cát cao lút đầu người được san phẳng như một cánh đồng có nước tưới khá đầy đủ.

Ban đầu thử nghiệm, anh Phú chỉ dám trồng 10 ha với 2 loại dưa lê và dưa hấu. Thắng lợi ngay từ vụ đầu tiên khi anh mang hàng ra chợ chào bán. Các thương lái hoa quả đã chấp nhận trả giá dưa của anh cao hơn thị trường và đến vụ sau khi biết tiếng dưa vùng bãi bồi thì họ tìm đến tận nơi để thu mua.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế lớn từ việc trồng dưa, bà con các xã bãi ngang đã đến hợp tác với anh để trồng dưa. Hiện tổng diện tích trồng dưa ở bãi ngang khoảng trên 40 ha.

Về giá trị kinh tế, anh Phú nhẩm tính mỗi ha dưa hấu đầu tư ban đầu từ 25 - 30 triệu đồng cho năng suất khoảng 30 tấn với giá trung bình từ 4.000 - 6.000 đồng/kg thì mỗi năm anh cũng thu lãi từ 90 triệu đồng/ha trở lên. Đối với dưa lê, năng suất trung bình 20 tấn/ha. Giá trung bình từ 8.000 - 9.000 đồng/kg, mỗi năm anh thu lãi gần 100 triệu đồng. Bên cạnh những giống dưa truyền thống, anh Phú đang cho trồng thử nghiệm một số giống dưa mới có giá trị kinh tế cao như: Kim Cô Nương, Kim Hồng Nương… Ban đầu các loại dưa trên đều cho chất lượng hơn hẳn các loại dưa trồng trên đất thịt.

Giải thích về chất lượng dưa bãi ngang hơn hẳn dưa trồng trên các chất đất khác, anh Phú cho biết: Trồng dưa trên đất cát có nhiều ưu điểm như sâu bệnh dễ bị rửa trôi, có thể canh tác liên tục 10 năm không bị gián đoạn. Đất không giữ nước, không bị úng nên dưa không chết. Bên cạnh đó, khu vực bãi bồi xa ruộng canh tác nên không bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh từ các cây trồng khác.

Sớm xây dựng thương hiệu

Trăn trở lớn nhất của anh Phú hiện nay là trên thị trường nhiều loại dưa khác cũng được các tiểu thương quảng cáo là dưa bãi ngang Kim Sơn, chính vì thế người tiêu dùng nhầm lẫn giữa dưa bãi ngang với dưa trồng trên đất khác. Để bảo vệ danh tiếng của dưa bãi ngang, anh Phú mong muốn các cơ quan chức năng hỗ trợ anh để sớm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa nơi đây. Từ đó đưa dưa đến các siêu thị và các nơi tiêu thụ lớn trong cả nước.

Ông Bùi Minh Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng công nghệ cao và Xúc tiến thương mại cho biết: Trung tâm ứng dụng công nghệ cao và Xúc tiến thương mại (Sở Nông nghiệp và PTNT) đang xây dựng lộ trình để hỗ trợ các hộ nông dân trồng dưa ở Kim Sơn xây dựng thương hiệu.

Trước mắt xem xét để cấp chứng chỉ đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đó, tiến hành phân tích hàm lượng kim loại nặng có ở ngưỡng cho phép không. Ngoài ra, tiến hành phân tích hàm lượng đường của sản phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Sau khi tiến hành cấp các chứng nhận về chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ hỗ trợ nông dân các hoạt động xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm ra thị trường, các sàn giao dịch để nâng cao giá trị cho sản phẩm. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa bãi ngang Kim Sơn.


Related news

Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Xây Dựng Nền Nông Nghiệp "Thông Minh"

Nông nghiệp là lĩnh vực dễ bị tổn thương và rủi ro nhất trước sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Cần làm gì để giảm thiểu những tác động BĐKH?

Friday. May 2nd, 2014
Hà Nội Chủ Động Các Biện Pháp Phòng Trừ Dịch Bệnh Hà Nội Chủ Động Các Biện Pháp Phòng Trừ Dịch Bệnh

Để đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ mùa và vụ đông, các sở, ban ngành của TP đã chủ động đề ra nhiều giải pháp, trong đó, vấn đề phòng trừ sâu bệnh, dịch hại được đặc biệt lưu tâm.

Friday. May 16th, 2014
Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

Friday. May 2nd, 2014
Mô Hình Khuyến Nông Gắn Với Vườn Mẫu Năng Suất Cà Phê Đạt Bình Quân 5 Tấn Nhân/ha Mô Hình Khuyến Nông Gắn Với Vườn Mẫu Năng Suất Cà Phê Đạt Bình Quân 5 Tấn Nhân/ha

Thực hiện mô hình này, dinh dưỡng của cây cà phê đã được cải thiện, cây phát triển tốt và cho nhiều quả hơn, giảm rụng trái nên năng suất tăng; ngoài ra, nông dân còn giảm được chi phí đầu tư do giảm được công lao động, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

Friday. May 16th, 2014
Trồng Nấm Bào Ngư Cho Thu Nhập Cao Trồng Nấm Bào Ngư Cho Thu Nhập Cao

Gia đình chị Mai Trần Thanh Vân ở tổ dân phố 5, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa - Đắk Nông), 4 năm nay đã phát triển nghề trồng nấm bào ngư hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho gia đình.

Friday. May 16th, 2014