Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam Đại Minh ngày càng đại thắng
Ông Phan Năm – Chủ tịch UBND xã Đại Minh hồ hởi cho biết: Trên đường đi đến đây, chắc các anh đã thấy rõ, hầu hết đường làng, ngõ xóm ở Đại Minh rất sạch sẽ, gần như không có rác thải.
Ban đêm đèn đường thắp sáng trưng.
Thôn nghèo nhất xã là Quảng Huệ cũng “thay da đổi thịt” nhanh chóng.
Trước đây, tỷ lệ hộ nghèo ở Quảng Huệ rất cao, đường sá lầy lội quanh năm, giờ thì đi đến đâu cũng thấy đường bê tông phẳng lì, nhà cửa khang trang, thôn cũng chỉ còn vài hộ nghèo.
Đường về Đại Minh không còn lầy lội như trước, thay vào đó là những con đường bê tông phẳng lỳ, sạch bóng.
Trong gần 5 năm qua, Đại Minh đã huy động đầu tư 28 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.
Nhờ đó, đường trục xã, liên xã đã được bê tông hóa 100% (17,712km), đường thôn xóm cũng được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng.
Theo ông Phan Năm, Đại Minh không phải là xã điểm xây dựng NTM.
Lúc mới triển khai, Đại Minh chỉ đạt 5-6 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người hơn 17 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo còn trên 10%.
Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai xây dựng NTM, xã đã cơ bản đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đạt trên 23,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,95%...
Dự kiến cuối năm nay, Đại Minh sẽ được công nhận là xã đạt chuẩn NTM.
Đáng chú ý là hầu như mọi lĩnh vực kinh tế, Đại Minh đều có nét mới.
Như ở lĩnh vực nông nghiệp, HTX ở đây đã định hướng cho nông dân làm chuyên canh lúa giống để có thu nhập cao gấp rưỡi, gấp đôi trồng lúa ăn bình thường.
Được biết, từ một vài ha ban đầu, hiện nay, nông dân Đại Minh đã có cánh đồng chuyên canh lúa giống, mỗi năm sản xuất đến 160ha.
Bên cạnh cây lúa, bà con cũng triển khai những vùng chuyên canh cây màu hiệu quả khác, trong đó cây đậu xanh chiếm 60 ha/năm.
Ước tính, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân ở Đại Minh đạt trên 126 tỷ đồng/năm.
Ông Trương Văn Hải - Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Đại Minh, cho biết: “Ngoài việc phát triển sản xuất lúa giống, cây hoa màu cũng là một thế mạnh của xã.
Bên cạnh đó, vùng Đại Minh là bãi bồi nên đất đai rất màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây thuốc lá, ớt, ngô… Để tăng hiệu quả sản xuất, địa phương đang liên kết với doanh nghiệp trồng 60ha cây đậu xanh, với 420 hộ tham gia, năng suất đậu xanh bình quân 1 tấn/ha...”.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Năm cho biết thêm, thời gian qua Đại Minh cũng luôn khuyến khích nhân dân phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Đại Minh là khu vực trung tâm của các xã vùng B Đại Lộc nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh lĩnh vực thương mại, dịch vụ của xã.
Hiện nay, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng gần 40% trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Bên cạnh đó, Đại Minh đã quy hoạch được khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục hồi được nhiều ngành nghề truyền thống, như nghề làm trống Đông Yên, mây tre, bánh tráng… Những bước đi này đã và đang góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp.
Related news
Dòng sông Yên lững lờ uốn lượn qua nhiều xã phía nam huyện Quảng Xương. Tự ngàn đời, dòng nước trong xanh với đôi bờ cây lá xum xuê không chỉ mang lại phong cảnh hữu tình cho các xã vùng chiêm trũng mà sông Yên còn bồi lắng phù sa cho đồng ruộng tốt tươi.
Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đối với cây mít do bà con chưa thực hiện đúng quy trình canh tác và phòng tránh sâu bệnh, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm chết các loại thiên địch, cộng với thời tiết không thuận lợi, nóng ẩm thất thường, tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng có hại phát triển.
Ông Trần Vững, Phó Chủ tịch UBND xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), cho biết: Giá cá sặc bổi hiện nay giảm quá mạnh. Nhiều hộ dân đã đến thời điểm thu hoạch cá mà không dám lên hầm vì không có lời, còn hộ nào đi vay nợ để làm mô hình này thì lỗ nặng.
Với những con số trên, hiện Thanh Hóa đang là tỉnh có diện tích trồng ngô và năng suất đứng thứ 2 trong toàn vùng Bắc Trung bộ. Hiện tại, cây ngô đang chiếm 10,8% trong diện tích đất nông nghiệp canh tác hàng năm, và chiếm 7% giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt của tỉnh.
Tuy nhiên, để đánh bắt chúng thì vẫn chưa có kỹ thuật khai thác nào, ngoài việc dùng máy bơm nước công suất lớn tạo áp lực để thổi”. Ông Bùi Thế Tuân, Phó phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô khẳng định.