Trồng Măng Tre Lục Trúc Để Xóa Đói Giảm Nghèo
Anh Nguyễn Quốc Trị 59 tuổi, thôn Ninh Quí 3, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước trồng giống tre Lục Trúc để thu hoạch măng nhằm xóa đói giảm nghèo.
Năm 2008 anh Trị đầu tư 600.000 đồng mua 30 cây tre Lục Trúc làm giống trồng trên đất vườn nhà. Nhờ chăm sóc tốt, vườn măng Lục Trúc của anh phát triển nhanh và xanh tốt. Hiện nay gia đình anh thu hoạch mỗi ngày trung bình khoảng 10kg búp măng (mỗi búp măng nặng từ 1- 3 kg), với giá 10.000đồng/1kg, trừ chi phí sản xuất mỗi năm anh còn lãi hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn giúp bà con nông dân về cây giống, kỹ thuật và kinh nghiệm trồng măng tre Lục Trúc để có thu nhập ổn định, góp phần xóa đóa giảm nghèo cho nhân dân địa phương.
Related news
Từ ngày 1.7.2012, hàng năm, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước.
Với niềm đam mê nuôi chim chóc từ thuở còn để chỏm, cộng với tính ham học hỏi, anh Lê Hữu Dũng ở thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã trở thành triệu phú từ nghề nuôi chim cút.
Vụ đông xuân 2011 - 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã xây dựng mô hình trồng lạc giống mới L14 thâm canh năng suất cao. Mô hình được thực hiện với quy mô 3 ha tại xứ đồng Tre, thôn Thọ Tây, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh), với 35 hộ nông dân tham gia.
Từ một hộ nghèo ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bằng sự chăm chỉ và mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mô hình nuôi dê và lợn rừng của gia đình anh nông dân Lương Văn Say đã đem lại hiệu quả kinh tế cao
Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.