Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi Ích Kép Từ Bảo Vệ Rừng Kết Hợp Nuôi Thủy Sản

Lợi Ích Kép Từ Bảo Vệ Rừng Kết Hợp Nuôi Thủy Sản
Publish date: Tuesday. May 15th, 2012

Anh Quách Phi Long, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, được giao 3 ha rừng. Anh thả nuôi 1,5 tấn ốc len, sau 7 tháng cho thu hoạch gần 2 tấn ốc. Giá thương lái thu mua tại vùng nuôi là 60.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí đầu tư, anh Long thu lãi gần 50 triệu đồng.

Theo tính toán của các hộ nuôi ốc len, cứ thả nuôi 1 tấn ốc len giống, sau 7 tháng cho sản lượng từ 1,2-1,5 tấn. Như vậy, bình quân mỗi héc-ta rừng, hộ nuôi ốc len thu lãi từ 10-12 triệu đồng. Hộ thả nuôi 10 ha sẽ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, người dân còn khai thác nguồn lợi thủy sản như: ba khía, cá kèo sinh sản tự nhiên dưới tán rừng phòng hộ.

Thu hoạch ốc len dưới tán rừng

Mô hình nuôi ốc len thí điểm ở rừng phòng hộ không chỉ tạo việc làm, cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân mà còn giảm áp lực từ nạn chặt phá cây rừng trái phép. Trong khi lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng còn mỏng thì những hộ dân được giao đất, giao rừng nuôi thủy sản còn có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ từng cây mắm, cây đước.

Anh Nguyễn Văn Công, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, người được giao 10 ha đất rừng nuôi ốc len, chia sẻ, rằng các cư dân ở đây đều phải chấp hành nghiêm việc quản lý, bảo vệ rừng. Hằng ngày mỗi người đều có trách nhiệm đi kiểm tra vài lượt, nếu phát hiện có người chặt phá cây rừng trái phép thì lập tức ngăn cản hoặc báo ngay với Hạt kiểm lâm để xử lý.

Huyện Phú Tân có bờ biển dài 37 km, chạy dài từ địa phận xã Phú Tân, Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm đến xã Nguyễn Việt Khái với hơn 3.000 ha rừng phòng hộ. Hằng năm, diện tích rừng nơi đây bị thu hẹp dần do nạn chặt phá cây rừng trái phép. 

Trước thực trạng trên, Sở NN&PTNT chỉ đạo Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ biển Tây và Ban Quản lý rừng phòng hộ Sào Lưới giao 170 ha rừng cho 19 hộ dân thực hiện thí điểm mô hình quản lý, bảo vệ rừng kết hợp với nuôi thủy sản, chủ yếu là nuôi ốc len dưới tán rừng.

Việc bảo vệ rừng kết hợp với nuôi thủy sản dưới tán rừng được xem là mô hình "2 trong 1", mang lại hiệu quả thiết thực, cải thiện đáng kể đời sống của cư dân vùng biển./.

Related news

Đậm Đà Hạt Tiêu Núi Cấm (An Giang) Đậm Đà Hạt Tiêu Núi Cấm (An Giang)

Đối với vùng núi Cấm (An Giang), tiêu được xếp trong nhóm đặc sản (trái su, sầu riêng, tiêu, quýt, măng…), thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho cư dân lập vườn đồi, vườn rừng. Dây tiêu ở đây chỉ trồng xen canh, diện tích nhỏ lẻ, sản lượng không nhiều. Thế nhưng, hương vị hạt tiêu núi Cấm rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu khu vực Tây Nguyên.

Friday. October 10th, 2014
Tây Ninh Khẩn Trương Phòng Dịch Sâu Đục Thân Hại Mía Tây Ninh Khẩn Trương Phòng Dịch Sâu Đục Thân Hại Mía

Ngày 2.10.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã ký quyết định công bố dịch sâu đục thân loài mới có tên khoa học Chilo tumidicostalis gây hại cây mía trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng diện tích mía trên địa bàn tỉnh bị sâu đục thân phá hại khoảng hơn 5.000 ha.

Friday. October 10th, 2014
Phú Giáo (Bình Dương) Ngăn Chặn Hiệu Quả Dịch Bệnh Trên Cây Trồng Phú Giáo (Bình Dương) Ngăn Chặn Hiệu Quả Dịch Bệnh Trên Cây Trồng

Theo ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo (Bình Dương), từ đầu năm đến nay toàn huyện đã có 15.523 ha cao su bị nhiễm các loại sâu bệnh; trong đó chủ yếu là bệnh phấn trắng, nấm hồng và bệnh vàng lá do nấm Corynespora gây ra.

Friday. October 10th, 2014
Năng Suất Lúa Lai Syn 6 Đạt Hơn 70 Tạ/ha Năng Suất Lúa Lai Syn 6 Đạt Hơn 70 Tạ/ha

Vụ mùa năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp 20 ha giống lúa lai Syn 6 tại xã Nham Sơn.

Friday. October 10th, 2014
Mùa Mía Mới, Nỗi Lo Cũ Mùa Mía Mới, Nỗi Lo Cũ

Câu hỏi niên vụ mía đường năm nay đắng hay ngọt vẫn còn là ẩn số. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết: Quyết tâm của Hiệp hội cũng như đảng bộ, chính quyền các tỉnh, thành vùng ĐBSCL là làm sao không để nông dân bị thiệt đơn, thiệt kép trong sản xuất mía.

Friday. October 10th, 2014