Xây dựng chuỗi thịt heo an toàn

Theo ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc De Heus, cùng với Fresh Studio Innovations Asia để tổ chức tập huấn cho khoảng 200 chủ trại heo, trước mắt ở Đồng Nai về việc sử dụng con giống, thức ăn và áp dụng công nghệ của Hà Lan trong việc nuôi heo, sau đó sẽ chọn ra (bước đầu) khoảng 50 chủ trại tham gia vào chuỗi cung ứng này. Chính phủ Hà Lan tham gia hỗ trợ một phần về vốn và chuyên gia tư vấn kỹ thuật.
Các bên phát huy tối đa năng lực để thiết lập chuỗi giá trị cung ứng an toàn từ khâu chăn nuôi, giết mổ cho đến khâu thành phẩm và phân phối ra thị trường, tuân thủ theo tiêu chuẩn TRACEPIG. Sản phẩm có nguồn gốc nhận dạng rõ ràng, không chứa dư lượng kháng sinh vượt mức quy định, cũng như nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, sản phẩm phải tuân theo yêu cầu về phúc lợi động vật trong suốt quá trình chăn nuôi và giết mổ để vật nuôi không bị sốc, chất lượng thịt sẽ tốt hơn.
Theo ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc VISSAN, việc liên kết xây dựng chuỗi thịt heo an toàn dù sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng đây là điều phải hướng đến nhằm tạo ra dòng sản phẩm thịt an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Related news

Xác định tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ lực, quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh nên trong vụ xuân năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng một cách quyết liệt.

Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.

Chỉ là 1 loại cây trồng “bén duyên” trên vùng đất cù lao Ngũ Hiệp, nhưng hơn 40 năm có mặt trên vùng đất này, cây sầu riêng đã bám rễ và phát triển trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Tiền Giang; đồng thời đưa xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) trở thành “vương quốc” sầu riêng được nhiều người biết đến.

Anh Trần Phước Trung, cán bộ Ban Phát triển xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đưa chúng tôi đến thăm mô hình nhóm cùng sở thích chăn nuôi cừu sinh sản ở thôn Nhị Hà 3. Đây là nhóm nông dân liên kết nuôi cừu đầu tiên ở địa phương được thành lập từ tháng 9- 2014 đến nay.