Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Nhờ Chuyên Đề Kinh Tế VAC

Làm Giàu Nhờ Chuyên Đề Kinh Tế VAC
Publish date: Friday. March 25th, 2011

Đến thăm mô hình kinh tế VACR của chị Ra Phát Thị Gấm, người Cơ Tu ở thôn Brùa, xã Jơ Ngây (Đông Giang - Quảng Nam), chúng tôi thật sự thán phục trước sự đảm đang của chị.

Sau khi pha trà mời khách, chị Gấm bắt đầu kể về hành trình làm giàu của mình: “Cách đây 3 tháng, gia đình tôi có mua 100 con gà Sao giống về nuôi. Hiện có rất nhiều người tìm đến mua, tôi bán với giá 150.000 đồng/kg”. Không chỉ nuôi gà, chị còn nuôi thêm cá nước ngọt và hơn 3.000 con ếch giống. Mỗi năm, chị xuất bán ếch 2 đợt, thu nhập 15 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn nhận trồng 5ha rừng keo lai, nuôi 7 con heo rừng… tổng thu nhập của gia đình đạt 60 – 70 triệu đồng/năm.

Chị Gấm tâm sự: “Cách đây hơn 10 năm, gia đình tôi thuộc diện đói nghèo, chủ yếu do thiếu vốn, thiếu kiến thức. Nhờ các kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật trên tờ Kinh tế VAC Chuyên đề dân tộc thiểu số và miền núi của báo Kinh tế nông thôn, tôi đã có thêm kiến thức để lựa chọn mô hình thích hợp. Vốn đã có Nhà nước cho vay, mình chỉ cần chịu khó là sẽ thành công”.

Nói về kinh nghiệm nuôi gà Sao, chị chia sẻ: “Chuồng trại phải cao ráo, khô thoáng, sạch sẽ; dọn vệ sinh, sát trùng định kỳ. Gà Sao bay rất giỏi nên tôi phải nuôi trong chuồng có mái che. Trong chuồng, gà ngủ trên sạp cách mặt đất khoảng 0,6m, sạp làm bằng thân lồ ô có khe hở. Dưới sạp là lớp trấu. Chung quanh chuồng có giăng lưới để gà không bay ra ngoài. Gà Sao là loài ăn tạp, từ lúa, gạo, cám gia cầm đến chuối cây xắt trộn cám, rau lang, rau muống, cỏ... Tuy là giống kháng bệnh tốt nhưng cũng phải chú ý phòng bệnh. Thường thì gà Sao chỉ mang bệnh ở 2 dạng: tiêu hóa (viêm ruột) và hô hấp khiến gà ủ rũ. Khi thấy gà có những biểu hiện này, chỉ cần mua kháng sinh pha nước uống hay trộn thức ăn là được”.

Cũng nhờ mô hình VACR mà gia đình chị Gấm đã thoát nghèo, 4 năm liền, chị đạt danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Có thể nói, đây là mô hình nuôi gà Sao đầu tiên của đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam, tuy vẫn trong giai đoạn thử nghiệm nhưng hiệu quả đã phần nào được khẳng định. Hy vọng trong tương lai, mô hình này sẽ mở ra hướng đi mới cho đồng bào Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam cơ hội phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.Đến thăm mô hình kinh tế VACR của chị Ra Phát Thị Gấm, người Cơ Tu ở thôn Brùa, xã Jơ Ngây (Đông Giang - Quảng Nam), chúng tôi thật sự thán phục trước sự đảm đang của chị.

Sau khi pha trà mời khách, chị Gấm bắt đầu kể về hành trình làm giàu của mình: “Cách đây 3 tháng, gia đình tôi có mua 100 con gà Sao giống về nuôi. Hiện có rất nhiều người tìm đến mua, tôi bán với giá 150.000 đồng/kg”. Không chỉ nuôi gà, chị còn nuôi thêm cá nước ngọt và hơn 3.000 con ếch giống. Mỗi năm, chị xuất bán ếch 2 đợt, thu nhập 15 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn nhận trồng 5ha rừng keo lai, nuôi 7 con heo rừng… tổng thu nhập của gia đình đạt 60 – 70 triệu đồng/năm.

Chị Gấm tâm sự: “Cách đây hơn 10 năm, gia đình tôi thuộc diện đói nghèo, chủ yếu do thiếu vốn, thiếu kiến thức. Nhờ các kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật trên tờ Kinh tế VAC Chuyên đề dân tộc thiểu số và miền núi của báo Kinh tế nông thôn, tôi đã có thêm kiến thức để lựa chọn mô hình thích hợp. Vốn đã có Nhà nước cho vay, mình chỉ cần chịu khó là sẽ thành công”.

Nói về kinh nghiệm nuôi gà Sao, chị chia sẻ: “Chuồng trại phải cao ráo, khô thoáng, sạch sẽ; dọn vệ sinh, sát trùng định kỳ. Gà Sao bay rất giỏi nên tôi phải nuôi trong chuồng có mái che. Trong chuồng, gà ngủ trên sạp cách mặt đất khoảng 0,6m, sạp làm bằng thân lồ ô có khe hở. Dưới sạp là lớp trấu. Chung quanh chuồng có giăng lưới để gà không bay ra ngoài. Gà Sao là loài ăn tạp, từ lúa, gạo, cám gia cầm đến chuối cây xắt trộn cám, rau lang, rau muống, cỏ... Tuy là giống kháng bệnh tốt nhưng cũng phải chú ý phòng bệnh. Thường thì gà Sao chỉ mang bệnh ở 2 dạng: tiêu hóa (viêm ruột) và hô hấp khiến gà ủ rũ. Khi thấy gà có những biểu hiện này, chỉ cần mua kháng sinh pha nước uống hay trộn thức ăn là được”.

Cũng nhờ mô hình VACR mà gia đình chị Gấm đã thoát nghèo, 4 năm liền, chị đạt danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Có thể nói, đây là mô hình nuôi gà Sao đầu tiên của đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam, tuy vẫn trong giai đoạn thử nghiệm nhưng hiệu quả đã phần nào được khẳng định. Hy vọng trong tương lai, mô hình này sẽ mở ra hướng đi mới cho đồng bào Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam cơ hội phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.


Related news

Xuất Hiện Người Lạ Bắt Đỉa Bán Cho Thương Lái Ở Hà Tĩnh Xuất Hiện Người Lạ Bắt Đỉa Bán Cho Thương Lái Ở Hà Tĩnh

Theo anh Nguyễn Văn Minh (43 tuổi), xóm 1, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, gần 1 tháng trở lại đây, cứ mỗi lần đi chăn trâu, thăm ruộng lúa, anh lại thấy một vài người phụ nữ đi theo nhóm 2-5 người, đeo túi, vợt, lội ruộng, vẫy nước bẩn để “nhử” đỉa. Họ bắt cả mấy kg đỉa bỏ vào túi vải. Nhóm người chủ yếu ở nơi khác đến.

Saturday. August 2nd, 2014
VAHIP Hỗ Trợ Tích Cực Trong Phòng Chống Cúm Gia Cầm Tại Hà Tĩnh VAHIP Hỗ Trợ Tích Cực Trong Phòng Chống Cúm Gia Cầm Tại Hà Tĩnh

Sáng 18/7, Ban quản lý dự án VAHIP Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và Dự phòng đại dịch ở Việt Nam".

Friday. July 18th, 2014
Dân Bảy Núi Trồng Chùm Ngây Dưới Tán Rừng Để Thoát Nghèo Dân Bảy Núi Trồng Chùm Ngây Dưới Tán Rừng Để Thoát Nghèo

Hạt chùm ngây 100.000 - 120.000 đồng/kg, lá non 50.000 - 60.000 đồng/kg, giống 15.000 đồng/cây, loài vốn chỉ làm hàng rào giờ có thể mang lại cho nông dân cả trăm triệu mỗi năm.

Saturday. August 2nd, 2014
Mác Mật Được Mùa Kép Mác Mật Được Mùa Kép

Thời điểm hiện nay, người dân ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Cao Lộc (Lạng Sơn) đang bước vào vụ thu hoạch quả mác mật với nềm vui được mùa, được giá.

Friday. July 18th, 2014
Xuất Khẩu Đồ Gỗ Có Thể Đạt 6,5 Tỷ USD Xuất Khẩu Đồ Gỗ Có Thể Đạt 6,5 Tỷ USD

Hiện nay, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 100 thị trường nước ngoài. Những thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ) là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 2013, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất ASEAN, đứng thứ hai tại châu Á và thứ 6 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 5,5 tỷ USD.

Friday. July 18th, 2014