Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn

Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn
Publish date: Thursday. June 27th, 2013

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh những năm qua diễn biến phức tạp, giá bán lợn thịt lại không ổn định, không được thị trường ưa chuộng do tỷ lệ nạc thấp.

Năm 2010 nhận thấy nhiều người dân và đơn vị trang trại trong tỉnh có nhu cầu chuyển giao con giống lợn ngoại, nhưng trên địa bàn tỉnh chỉ có một vài trại cung cấp với số lượng giống ít ỏi, hơn nữa do tình hình dịch bệnh nên lợn giống nhập từ các tỉnh khác về phải có thời gian nuôi cách ly theo dõi, nên rất khó khăn cho người nuôi. Nắm bắt nhu cầu chị Nhi đã mạnh dạn thanh lý đàn giống cũ, chuyển hướng cho trang trại của mình sang chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản nhằm cung cấp con giống có chất lượng tốt cho thị trường.

Cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi bước vào trang trại của chị Nhi là sự khoa học trong việc tổ chức chuồng trại. Trang trại rộng 6 ha, chị dành hơn 4 ha để xây dựng các công trình phụ trợ, đào ao thả cá, các khu xử lý rác, chất thải từ chuồng trại và trồng cây xanh. Chuồng nuôi được xây dựng kiên cố, có hệ thống chuồng lồng, cũi cho từng loại lợn, có đầy đủ hệ thống điện, nước rửa chuồng trại, nước tắm, nước uống, máng ăn tự động.

Thức ăn đảm bảo chất lượng được chị Nhi lựa chọn mua từ những công ty có uy tín. Giống lợn được nhập từ 2 đơn vị hàng đầu Việt Nam là Công ty France Hybrides và Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam, gồm 50 lợn nái giống Landrat và 50 lợn nái giống Yorkshire, cùng với 5 lợn đực giống ngoại thuộc thế hệ ông bà để sản xuất lợn nái ngoại.

Cùng với việc sử dụng thức ăn có chất lượng cao, chị Nhi còn bổ sung thêm chế phẩm Vườn sinh thái trung việt đã giúp đàn heo của chị tăng trọng nhanh hơn, giảm tiêu tốn thức ăn hơn so với không sử dụng từ 15 - 30%, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.

Bên cạnh đó, để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh, toàn bộ chất thải từ lợn được xử lý bằng hầm Biogas. Kết hợp với việc thường xuyên phun thuốc sát trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, tiêm phòng đầy đủ định kỳ nên hoàn toàn cách ly với môi trường xung quanh. Nhờ vậy đàn heo giống sản xuất tại trang trại được đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Chị Nhi cho biết: Với 100 con lợn nái này, mỗi năm trang trại của chị sẽ cho ra khoảng 800 con lợn giống ngoại thích nghi với điều kiện thời tiết tại địa phương, đảm bảo an toàn dịch bệnh để cung cấp cho các trang trại chăn nuôi trong vùng. Ngoài ra trang trại của chị còn cung cấp cho thị trường hơn 200 tấn thịt lợn hơi.

Với giá bán lợn giống cao gấp 2 lần giá lợn thịt hiện nay, tổng doanh thu mỗi năm của chị đạt hơn 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, cho lãi 500 - 800 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, từ việc xử lý tốt hầm biôgas, khí từ bể còn dùng để chạy máy phát điện khi cần thiết, vừa cung cấp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình, vừa cung cấp cho một số hộ liền kề sử dụng.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, trang trại của chị Nhi còn tạo việc làm ổn định cho 8 lao động với mức thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng. Ngoài phát triển chăn nuôi trong gia đình, chị Nhi còn giúp nhiều hộ chăn nuôi về giống lợn và tư vấn cho bà con nông dân từ khâu thiết kế chuồng trại đến quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại tiên tiến nhất. Ông Trần Đức Nhu, Phó giám đốc Sở NN & PTNT nhận định, mô hình nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Nhi được xem là hiệu quả, cần được nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh.


Related news

Cắt Vai, Bôi Vôi Trái Mít Có An Toàn Cho Người Dùng? Cắt Vai, Bôi Vôi Trái Mít Có An Toàn Cho Người Dùng?

Hiện nay, nhiều vựa thu mua mít ở khu vực xã Cẩm Sơn (Cai Lậy, Tiền Giang) thường cắt một miếng lớn ở vai trái và sau đó được “sơn” kín bằng một “dung dịch màu trắng”. Dư luận thắc mắc: cắt vai trái mít có tác dụng gì? “Dung dịch màu trắng” là chất gì, có độc hại cho người dùng?

Tuesday. April 8th, 2014
Mùa Dâu An Phước (Đồng Nai) Mùa Dâu An Phước (Đồng Nai)

Xã An Phước (huyện Long Thành, Đồng Nai) ngoài nổi danh với trái mận, còn có thêm một loại trái cây đặc sản khác là trái dâu. Dâu An Phước trái to, mẩy, khi chín màu vàng nhạt và có vị chua dôn dốt khó quên.

Tuesday. April 8th, 2014
Giá Dưa Hấu Tăng Gần 1.500 Đồng/kg Giá Dưa Hấu Tăng Gần 1.500 Đồng/kg

Ông Dương Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Trường Long Hòa cho biết: Với mức giá này người trồng sẽ thu được lợi nhuận từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, để từng bước khắc phục tình trạng dưa hấu được mùa mất giá, ông Liệu cho biết, xã sẽ vận động nông dân chuyển đổi sang một số loại cây trồng khác; khuyến cáo nông dân chỉ duy trì khoảng 200 ha trồng dưa hấu trên địa bàn.

Tuesday. April 8th, 2014
Hiệu Quả Trồng Ổi Xen Cam Hiệu Quả Trồng Ổi Xen Cam

Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các vùng trồng cây ăn quả có múi một thời nổi tiếng như: cam Văn Chấn, bưởi Khả Lĩnh, Đại Minh và cam sành Lục Yên đang ngày càng giảm sút về năng suất, chất lượng và thu hẹp về diện tích. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lượng sản phẩm của hàng loạt các loại cây ăn quả có múi là vì bị sâu bệnh phá hoại. Có một loại bệnh rất phổ biến hiện nay chính là bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh gây nên. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt là tại huyện Lục Yên. Thời kỳ cao điểm, Lục Yên có diện tích trồng cam lên tới 300ha ở hầu hết các xã, nhiều nhất là Tân Lĩnh, Minh Chuẩn, Mường Lai, thị trấn Yên Thế... Từ năm 2005, diện tích trồng cam đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ năm 2007 đến nay, mỗi

Tuesday. April 8th, 2014
Dứa Có Nguy Cơ Tồn Đọng Dứa Có Nguy Cơ Tồn Đọng

Từ đầu tháng 4 đến nay, cả tư thương và nông dân xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) như “ngồi trên đống lửa” vì dứa đã đến cuối kỳ thu hoạch, nhưng thương lái bỗng dừng việc thu mua, vận chuyển.

Tuesday. April 8th, 2014