Vươn Lên Từ Nghèo Khó

Những năm gần đây, phong trào nông dân giúp nhau làm kinh tế được nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa thực hiện khá hiệu quả, nhờ đó nhiều nông dân đã thoát nghèo, làm giàu. Trong số đó có anh Pi Năng Liêm, ở xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh.
Gần chục năm trước, cuộc sống của gia đình Pi Năng Liêm chỉ trông vào vài sào ruộng, nên lúc nào cũng thiếu thốn. Thấy quê mình nhiều đồi, rừng bỏ hoang anh nảy ra ý tưởng biến nơi đây thành một trang trại tổng hợp. Năm 2003, được Hội Nông dân tín chấp, ngân hàng cho vay 20 triệu đồng, cộng với số vốn của gia đình, anh khai hoang đầu tư trồng 2,8ha keo lai, 4ha mỳ (sắn) cao sản và buôn bán nhỏ để lấy ngắn nuôi dài. Được tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm do Hội Nông dân tổ chức, anh Liêm từng bước vượt qua khó khăn và dần có thu nhập. Có thêm vốn, anh mua 16 con bò, trồng 2,5ha điều. Mấy năm sau, khi có thu nhập ổn định, anh xây dựng được một căn nhà khang trang, trị giá trên 100 triệu đồng.
Từ thành công bước đầu, số tiền lãi hàng năm anh tích cóp rồi quay vòng đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Năm 2004, được Hội Nông dân tín chấp vay thêm Ngân hàng Chính sách xã hội 20 triệu đồng anh mua 1 chiếc máy cày tay, 1 rơ móc kéo và 1 máy tuốt lúa để phục vụ sản xuất, làm dịch vụ. Đến nay, anh Liêm có gần 5ha keo, 4ha mỳ cao sản, 2ha điều, 1ha lúa nước và máy móc làm dịch vụ. Tiền lãi thu về từ 100-120 triệu đồng/năm.
Chia sẻ bí quyết làm giàu, anh Liêm cho biết: "Để sản xuất, kinh doanh thành công, trước hết phải siêng năng, cần cù lao động, ham học hỏi, biết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phải nắm bắt được nhu cầu thị trường để có biện pháp điều chỉnh cơ cấu cây trồng kịp thời"
Related news

Nửa đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2% so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số 3 thị trường NK tôm chính của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá XK giảm và đồng USD tăng giá.

Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên vừa lấy mẫu nước nuôi trồng thủy sản tại 16 điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh để xét nghiệm, xác định mức độ ô nhiễm tại các vùng nuôi.

Ngày (10/8), Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND xã Khánh Bình Tây Bắc và xã Khánh Lộc (huyện Trần Văn Thời) tổ chức thả một số loại cá giống nước ngọt ở một số cửa sông nội đồng để tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015.

Cá tra được xác định là một trong những sản phẩm quốc gia chiến lược của Việt Nam với nhiều chính sách hỗ trợ phát triển. Thời gian qua, dù sản xuất và tiêu thụ cá tra còn gặp nhiều khó khăn như: dịch bệnh, chi phí đầu vào nuôi tăng, người nuôi thua lỗ, thị trường xuất gặp khó, giá xuất khẩu giảm, các rào cản thuế quan và phi thuế quan…

UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Chỉ thị cấm các tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản dưới mọi hình thức trong hồ Dầu Tiếng vào mùa sinh sản từ ngày 1.7 đến 30.9 hằng năm, đặc biệt tại các bãi cá đẻ như Khu rừng cấm, Ao 10 mẫu, Hóc Cò, Vàm Suối Đông... Báo Tây Ninh cũng không ít lần phản ánh. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện, vẫn còn nhiều người đánh bắt cá vào mùa sinh sản trong hồ Dầu Tiếng.