Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Bình Phước

Tại Bình Phước, anh Nguyễn Lê Dũng ở ấp 1, Lộc Thiện, Lộc Ninh là người đã nuôi heo hơn 10 năm. Tuy nhiên anh mới bắt đầu áp dụng chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái được 2 năm.
Lúc đầu anh áp dụng nuôi heo trên đệm lót sinh thái Balasa No 1 trong 4 ô, mỗi ô chuồng 20 m2 nuôi 20 con heo thịt. Sau khi thành công, anh mở rộng áp dụng cho toàn bộ trại. Hiện, trại heo của anh có 250 heo thịt. Đây đã là lứa thứ 8 liên tiếp anh nuôi heo theo công nghệ mới này.
Khi áp dụng mô hình chăn nuôi này, anh Dũng rất tâm đắc với những ưu điểm nối bật như: (1) Hầu như không còn mùi hôi thối từ trại heo mà trước đó là nỗi ám ảnh nhất đối với bà con lối xóm; (2) Giảm 50 - 70% nhân công vì không phải tắm và rửa chuồng cho heo như trước. Thời gian trước đó anh phải sử dụng ít nhất từ 2 - 3 công nhân, nhưng hiện nay anh chỉ sử dụng 1 công nhân chăm sóc đàn heo; (3) Giảm 70% tiền điện.
So với trước anh phải trả khoảng 1,5 tr đồng/tháng nhưng nay chỉ phải trả 400.000 đồng/tháng; (4) Không phải làm nền chuồng, điều này giảm chi phí đầu tư trong nuôi heo vì mỗi m2 chuồng heo bằng bê tông tốn khoảng 200 - 300 nghìn đồng; (5) Rút ngắn thời gian nuôi từ 10-15 ngày nuôi để heo đạt 100 kg. Với giống heo hiện tại anh chỉ cần nuôi 140 - 145 ngày kể từ sơ sinh là đã đạt bình quân 100 kg thay vì trước kia phải nuôi 155 – 160 ngày.
Mặt khác nuôi heo theo phương pháp này còn giảm chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng. Đặc biệt heo nuôi trên nền đệm lót sinh thái không bị tiêu chảy khi tách mẹ, không bị bệnh đường hô hấp - bệnh xảy ra phổ biến khi nuôi heo trên nền xi măng thông thường, heo không bị bệnh ngoài da - bệnh này thường xảy ra khi heo được 50 kg trở lên và thường rất khó bán những con heo bị bệnh này; (6) Thu thêm nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng vì chúng đã qua phân hủy, xử lý. Sau khoảng 2 năm nuôi, anh làm lại đệm lót, phân đóng bao khoảng 25 kg/bao và được bán với giá 10.000 - 12.000 đồng/bao.
Related news

Với những con số trên, hiện Thanh Hóa đang là tỉnh có diện tích trồng ngô và năng suất đứng thứ 2 trong toàn vùng Bắc Trung bộ. Hiện tại, cây ngô đang chiếm 10,8% trong diện tích đất nông nghiệp canh tác hàng năm, và chiếm 7% giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt của tỉnh.

Tuy nhiên, để đánh bắt chúng thì vẫn chưa có kỹ thuật khai thác nào, ngoài việc dùng máy bơm nước công suất lớn tạo áp lực để thổi”. Ông Bùi Thế Tuân, Phó phòng Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô khẳng định.

Tại chương trình giao lưu “Kết nối nhà khoa học - nông dân” do Báo Nông Thôn Ngày Nay phối hợp với Ban Xây dựng nông thôn mới và Hội Nông dân H.Cần Giờ (TP.HCM) vừa tổ chức, có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và gần 200 nông dân đến từ 2 xã Thạnh An và Lý Nhơn (H.Cần Giờ).

Hiếm hàng, thường chỉ đặt mua được số lượng ít nên giá sim rừng đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Đắt nhất là sim Phú Quốc với giá tới 100.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, cả 3 thương hiệu trên đều từng bị chiếm tại nước ngoài. Với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, tuy được bảo hộ tại 28 nước trong khối EU, nhưng vẫn bị tranh chấp tại Thái Lan và hiện là Trung Quốc. Giữa năm 2011, một công ty tên là Việt Hương, trụ sở đặt tại Hồng Kông, đã đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc (kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ VN có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí đảo Phú Quốc) tại Trung Quốc.