Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vườn Cây Cảnh Tiền Tỷ Giữa Quê Lúa

Vườn Cây Cảnh Tiền Tỷ Giữa Quê Lúa
Publish date: Monday. June 25th, 2012

Đến thôn Toàn Thắng, xã Bách Thuận (Vũ Thư, Thái Bình), ai cũng biết anh Nguyễn Văn Trọng, bởi anh là chủ vườn có tiếng với nhiều loại cây quý và đẹp.

Từng là chủ của một vườn hoa quả rộng gần 1ha, nhưng nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao, với lòng đam mê cây cảnh, anh Trọng đã mạnh dạn chuyển đổi vườn cây ăn quả thành vườn ươm trồng cây cảnh.

Anh Trọng tâm sự: "Lúc đó cả nhà sống nhờ vườn cây ăn quả, biết tôi có ý định phá bỏ để trồng cây cảnh, ai cũng ngăn cản. Nhưng nhận thấy nhu cầu chơi cây cảnh tăng lên, tôi quyết định đi tìm mua giống và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để thực hiện ước mơ của mình".

Ban đầu vốn nhỏ, anh chỉ trồng những cây hàng chợ như dừa Hawaii, tùng bách tán… Chỉ sau một năm, anh đã thu lại toàn bộ số vốn và 100 triệu đồng tiền lãi. Thực hiện phương châm "lấy ngắn nuôi dài" anh mua thêm cây giống và bắt đầu trồng những cây cảnh có dáng cổ hoặc mua những cây sơ khai trong dân về uốn nắn tạo dáng để bán.

"Năm 2000, tôi mua một cây sanh về trồng và tự tạo thế. Đến năm 2011, tôi bán được 800 triệu đồng. Hiện tôi có 1.000m2 chuyên trồng những cây hàng chợ và gần 1ha trồng những cây lâu năm, trong đó có 200 cây có giá từ 300 - 500 triệu đồng và 5 cây có giá từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng" - anh Trọng cho hay.

Theo anh Trọng, để có được một cây cảnh đẹp rất khó, vừa phải có óc tưởng tượng, con mắt thẩm mỹ, vừa phải công phu, tỉ mỉ. Qua bàn tay của con người, những cây xấu, cây vô thế đã trở thành những cây cảnh đẹp và mang nhiều ý nghĩa.

Hỏi về bí quyết thành công, anh Trọng chia sẻ: "Lúc mới bắt đầu vào nghề tôi cũng chỉ biết chút ít về cây cảnh, khi mở rộng quy mô tôi đọc thêm trên sách báo, đi các tỉnh khác học hỏi kinh nghiệm, có lúc bỏ tiền thuê nghệ nhân về tận nơi hướng dẫn cách tạo thế và chăm sóc cây".

Riêng năm 2011, doanh thu từ bán cây cảnh của anh Trọng là 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí, lợi nhuận 600 triệu đồng. Vườn cảnh của anh còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động.

Related news

Mùa Cá Ra Sông Mùa Cá Ra Sông

Mỗi năm đến tháng 10 âm lịch, lũ rút nhanh cũng là lúc cá từ đồng tìm đường ra sông. Mùa cá chỉ có duy nhất một lần trong năm nên người dân sống vùng sông nước lại hối hả chuẩn bị chài, lọp để đánh bắt.

Tuesday. November 26th, 2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...

Wednesday. November 27th, 2013
Cá Đồng Lạc Địa Phát Triển Trở Lại Cá Đồng Lạc Địa Phát Triển Trở Lại

Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).

Wednesday. November 27th, 2013
Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Các Tỉnh Phía Nam Năm 2013 Hội Nghị Tổng Kết Nuôi Tôm Các Tỉnh Phía Nam Năm 2013

Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo

Wednesday. November 27th, 2013
Cần Giải Thích Cá Lăng Nuôi Trong Lồng Chết Hàng Loạt Cần Giải Thích Cá Lăng Nuôi Trong Lồng Chết Hàng Loạt

Tại Đam Rông (Lâm Đồng), đầu năm 2012, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm trong bè tại huyện Đam Rông năm 2012” đã được triển khai. Mặc dầu dự án nói rõ “nuôi cá lăng thương phẩm trong bè” (lồng) nhưng trong thực tế, 2 khu vực nuôi cá lăng đã được triển khai thực hiện đó là nuôi trong ao và nuôi trong lồng (bè). Cụ thể, ở khu vực nuôi ao, đã tiến hành thả 100 con giống cá lăng; ở khu vực nuôi lồng, 80 con giống cá lăng được thả.

Wednesday. November 27th, 2013