Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vui buồn mùa lấy mật

Vui buồn mùa lấy mật
Publish date: Tuesday. June 2nd, 2015

“Kẻ khóc, người cười”

Hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi ong, cứ đến độ Tết Nguyên đán, ông Trần Ngọc Lãng (54 tuổi, ở huyện Ea Hleo, tỉnh Đak Lak) lại đưa đàn ong về Gia Lai mong tìm những cánh ong trĩu mật. “Năm nay tôi đầu tư 400 đàn với gần 3.500 cầu ong. Thời tiết nắng nóng khiến cây hoa tiết mật mạnh hơn nên lượng mật thu về khá dồi dào. Từ đầu vụ đến giờ, tôi thu tổng cộng gần 20 tấn mật. Với giá 45 - 50 ngàn đồng/kg mật ong, trừ chi phí tôi thu lãi hơn 500 triệu đồng”-ông Lãng tâm sự.

Cũng theo ông Lãng, năm nay thời tiết không thuận cho người làm vườn nhưng lại thuận cho người làm nghề nuôi ong. Tuy lượng mật cà phê không đạt năng suất như mọi năm (giảm 50%) nhưng bù lại, cây cao su lại cho nhiều mật và chu kỳ tiết mật cũng kéo dài hơn. Nhờ đó, ông thu được lãi cao hơn so với các năm trước.

Còn với anh Hoàng Ngọc Đông (thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ), năm nay gia đình anh “trúng đậm” bởi mật ong được mùa, được giá. “400 đàn ong đem lại cho tôi gần 1 tỷ đồng tiền mật. Trừ chi phí, tôi lãi chừng một nửa”-anh Đông nói. Để chăm sóc đàn ong, ngoài anh là thợ chính, còn phải thuê thêm 2 phụ việc với mức tiền công 35 triệu đồng/người/năm bao ăn ở.

Không may mắn như hộ ông Lãng, anh Đông, ông Nguyễn Văn Minh (phường Thống Nhất, TP. Pleiku), người có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật lại thở dài ngao ngán bởi một vụ mùa không như ý. “Nhà tôi đầu tư nuôi 500 đàn, do không có điều kiện và thời gian chăm sóc tốt nên đàn ong không được khỏe cho lắm. Đây là vụ thất bát nhất của tôi trong vòng 10 năm trở lại đây”-ông Minh, tâm sự.

Phát triển nghề ong theo hướng bền vững

Chọn nghề nuôi ong lấy mật, người nuôi luôn sẵn sàng tâm thế được-mất. “Thời tiết lạnh quá hay môi trường ô nhiễm do thuốc trừ sâu, ong tới lấy mật sẽ nhiễm độc chết hàng loạt chỉ sau vài ngày. Chưa kể các loại bệnh: thối ấu trùng, nhiễm khuẩn, ỉa chảy… Nuôi ong như chăm trẻ nhỏ, mong manh vô cùng”-ông Lãng chia sẻ. Bởi thế mà chuyện người được, kẻ mất là bình thường. Ai đã yêu và chọn nghề ong phải có gan. Mà đã yêu thì dù không ít lần sa cơ sạt nghiệp, người nuôi ong vẫn ít ai bỏ nghề và tìm mọi cách gầy dựng…

Không chỉ đánh mật cà phê, cao su như trước đây, người nuôi ong hiện nay đã sải chân tìm những mùa hoa nơi miền đất lạ suốt từ Nam chí Bắc để ong có mật quanh năm. “Hết mùa cà phê, cao su, cánh làm ong chúng tôi lại di chuyển ong đi đánh keo, tràm hay dừa ở các tỉnh miền Trung: Bình Định, Huế, Nghệ An hay vải, nhãn ở Hưng Yên, Bắc Giang… Tốn kém chi phí và vất vả hơn nhưng khi đã quen, người nuôi có thêm thu nhập rải đều trong năm, bớt chi phí dưỡng ong vốn rất tốn kém”-anh Đông nói.

Việt Nam là nước xuất khẩu sản phẩm mật ong đứng thứ 2, thứ 3 trên thế giới. Tuy nhiên, nghề nuôi ong mật hiện nay lại gặp phải nhiều khó khăn. Ông Đặng Quốc Hưng-Giám đốc Công ty cổ phần Ong Trung ương-Chi nhánh Gia Lai, cho biết: Việc sử dụng ngày càng nhiều thuốc bảo vệ thực vật tác động lớn đến nghề nuôi ong lấy mật, khiến hàm lượng kháng sinh hay carbendazim vượt ngưỡng cho phép, trong khi phần lớn mật ong sản xuất cung cấp ra thị trường quốc tế (trong đó có những thị trường khó tính như châu u…). Chưa kể nhiều nơi người dân còn tâm lý e ngại, sợ ong gây hại mùa màng; hay đối tượng xấu làm điều không hay khi thấy anh em làm ong ít người, ở nơi vắng vẻ…

Người nuôi ong tại Gia Lai hiện đang duy trì ở quy mô nhỏ lẻ, chưa tạo dựng được sự liên kết nên dễ bị ép giá… “Chính vì điều này, hàng năm, Công ty luôn duy trì các hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi ong mới, nhu cầu thị trường, giá cả... Chúng tôi có chính sách hỗ trợ vay vốn đầu tư dành cho hộ nuôi ong với hạn mức 30 triệu đồng/100 đàn ong, lãi suất 1%/tháng. Đồng thời, cam kết thu mua sản phẩm theo giá cạnh tranh so với thị trường”-ông Hưng chia sẻ.

Theo số liệu thống kê từ Công ty cổ phần Ong Trung ương-Chi nhánh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có khoảng 150-170 ngàn đàn ong. Niên vụ này, lượng mật ong thu được dự kiến khoảng 5.000-7.000 tấn.


Related news

Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Trình Diễn Hai Điểm Thú Y Cộng Đồng Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Trình Diễn Hai Điểm Thú Y Cộng Đồng

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa thành lập 2 điểm thú y cộng đồng thuộc “Dự án xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng” nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP cấp nông hộ.

Wednesday. November 12th, 2014
Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu

Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.

Sunday. November 9th, 2014
Xuất Khẩu Trái Cây Gặp Khó Xuất Khẩu Trái Cây Gặp Khó

Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.

Wednesday. November 12th, 2014
Nuôi Bò Sữa Giống Nuôi Bò Sữa Giống "Nội Địa"

Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.

Sunday. November 9th, 2014
Cần Nhiều Giải Pháp Đồng Bộ Cho Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Cần Nhiều Giải Pháp Đồng Bộ Cho Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì hành trình “giúp hàng chục triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức trở thành “doanh nhân nông nghiệp”, làm giàu bằng nghề nông” - như cách nói của ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ vẫn còn nhiều gian nan. Vì vậy, sắp tới đây các tỉnh Tây Nam bộ cần có những sách lược phát triển thỏa đáng hơn, hợp tác, liên kết vùng để cùng nhau phát triển trong giai đoạn mới.

Wednesday. November 12th, 2014