Vua Rắn Mối Miền Tây Làm Giàu Với Rắn Hổ Hành

Nuôi rắn mối thành công, anh Thuyết tiếp tục xây chuồng nuôi rắn hổ hành bằng phương pháp khá đơn giản, nhưng có giá bán lên tới 400.000 đồng mỗi kg thịt thương phẩm.
Trong trang trại của "vua" rắn mối miền Tây Nguyễn Văn Thuyết ở khóm 10, phường 1, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu), nhiều chuồng mới được xây với tường cao ngang ngực. Mỗi chuồng dài khoảng 5m, ngang 2m, chủ nhân thả nuôi khoảng 2.000 con rắn hổ hành mà không cần đậy nắp chuồng.
Anh Thuyết cho biết đã bắt đầu nuôi thử nghiệm gần 4 năm nay. Ban đầu anh tìm mua rắn nhỏ ngoài tự nhiên, sau đó đem về nuôi lớn rồi cho phối giống. Với số lượng nhiều như vậy nhưng ít khi nhìn thấy rắn, bởi hàng nghìn con bò sát này thường trốn trong lớp xơ dừa xay nhuyễn được rải dưới đáy chuồng, dày khoảng 30-40 cm.
"Thức ăn của rắn hổ hành chủ yếu là ếch, nhái, chuột… Mỗi tuần cho chúng ăn 3 lần, mỗi lần khoảng 1-2kg và sau 10 tháng nuôi mỗi con rắn nặng từ một kg trở lên", anh Thuyết cho biết.
Theo anh Thuyết, cứ khoảng 3-4 ngày khi thấy sơ dừa khô thì phải dùng bình xịt phun sương nước. Lượng phân rắn thải ra rất ít, tự phân hủy trong xơ dừa nên không ô nhiễm môi trường.
Xơ dừa được anh Thuyết dùng để nuôi rắn hổ hành. Ban ngày loài bò sát này chui rúc trong sơ dừa, ban đêm bò lên săn mồi là những con ếch, nhái được thả trên lớp xơ dừa.
Không chỉ nuôi rắn hổ hành thương phẩm bán với giá trên 400.000 đồng mỗi kg, anh Thuyết còn cho rắn sinh sản để gầy đàn và bán giá 100.000 đồng một con giống hoặc 800.000 đồng mỗi kg rắn con.
"Rắn hổ hành hoang dã còn rất ít trong khi sức tiêu thụ ngoài thị trường khá nhiều, nên rất hút hàng. Nghề nuôi rắn hổ hành nhàn rỗi, không mất nhiều thời gian chăm sóc nhưng thu lãi rất cao", anh Thuyết chia sẻ.
Related news

Sau thời gian hồ hởi “được giá”, người nuôi tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL lại đang đứng ngồi không yên vì giá rớt thê thảm, trong lúc năng suất và chất lượng chưa được nâng lên.

Làm thế nào để tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH) nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới là đề tài xuyên suốt tại Hội thảo “CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL - 30 năm nhìn lại”.

Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thức ăn chăn nuôi (TACN)… là những lĩnh vực mà lực lượng thanh tra “sờ” đâu cũng thấy vi phạm. Tuy vậy, việc xử lý các cơ sở này vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Từ việc trồng sanh, si, duối… để phục vụ thú chơi cây, đến nay hàng chục hộ dân ở thôn Thượng Phường, xã Yên Thành (Yên Mô, Ninh Bình) đã trở thành triệu phú, trong đó không ít hộ thu nhập lên tới tiền tỷ.

Bộ Tài chính vừa công bố giá thành sản xuất lúa bình quân cho vụ hè thu năm 2014 tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm cơ sở cho các doanh nghiệp mua lúa cho nông dân với mức lãi tối thiểu là 30%.