Người Nông Dân Và Cây Lúa Hôm Nay
“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?
Lâu nay ở An Giang cũng như cả nước, đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp “phát triển nông nghiệp bền vững” trước mắt có, lâu dài có, nhưng như liều thuốc đặc trị không đúng bệnh và không đủ mạnh, nên tình trạng trên bao nhiêu năm vẫn vậy!
Người nông dân – “Đội quân chủ lực” trong các cuộc kháng chiến cứu nước năm xưa, đã từng chịu đựng bao hy sinh, mất mát, nhưng đến thời bình họ vẫn nghèo khó, cơ cực “một nắng, hai sương” làm ra hạt lúa để đáp ứng nhu cầu của xã hội và hơn thế nữa, còn làm giàu cho đất nước, làm giàu các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo lớn nhỏ. Chính phủ có chủ trương giúp nông dân được “lãi 30 phần trăm” nhưng giải pháp nào để bảo đảm cái “30 phần trăm" đó thì không rõ ràng!
Trái lại, có năm khi thấy giá lúa lên cao một chút, thì vì lý do “bảo đảm an ninh lương thực”, sợ người nghèo không phải nông dân mua gạo ăn giá cao, sợ các mặt hàng tiêu dùng khác tăng giá theo… Lập tức, bằng những biện pháp hữu hiệu kéo giá tụt xuống ngay, tội nghiệp người nông dân hụt hẫng, chới với! Trong khi đó, giá vật tư và các chi phí sản xuất khác tăng chóng mặt.
Hiện nay, Chính phủ chủ trương chi ngân sách hàng ngàn tỷ đồng, tài trợ 100 phần trăm lãi suất cho các doanh nghiệp vay mua lúa hè thu tạm trữ, nhưng thời điểm triển khai thu mua chậm so với lúa thu hoạch, giá lúa chỉ nhích lên chút ít, chẳng là gì so với cái thua thiệt của người nông dân trong vụ lúa này.
Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo, tại sao Chính phủ lại chủ trương mua lúa tạm trữ nhằm giúp nông dân tiêu thụ lúa với giá có lãi 30 phần trăm, mà không dùng số tiền đó trợ giá cho nông dân như Thái Lan, hoặc cho nông dân vay lãi suất bằng không, với thủ tục đơn giản để họ có tiền trả nợ vật tư, nợ ngân hàng và những món nợ linh tinh khác, giữ lúa chờ giá lên tốt sẽ bán.
Khoản tiền này Chính phủ “rót” cho doanh nghiệp, chẳng khác “gánh đất đổ gò mối”, doanh nghiệp mua lúa qua thương lái theo giá thị trường “thuận mua vừa bán”, có doanh nghiệp nào tự đẩy giá mua lúa lên cao có lợi cho thương lái và nông dân, chấp nhận rủi ro khi bán ra? Chưa nói đến sẵn nguồn tiền này, doanh nghiệp nào đó trích ra sử dụng vào mục đích khác có lợi tức thì, liệu các ngành chức năng có đủ sức kiểm tra, giám sát?
Bài báo Giảm 2 triệu héc-ta lúa, nông dân sẽ giàu lên trên Tuổi Trẻ, ghi ý kiến ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ. Ông Nguyễn Công Tạn cho rằng: “Việc giữ 7 triệu héc-ta đất trồng lúa và cứ “ôm” mãi thành tích cường quốc xuất khẩu lúa gạo đang là vấn đề mâu thuẫn nhất”. Ông đề nghị: “Đổi mới tư duy làm nông nghiệp, giảm bớt 2 triệu héc-ta lúa để dành đất nuôi, trồng cây, con khác”.
Ông Nguyễn Công Tạn phân tích thực trạng và căn nguyên tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo trong nước hiện nay, phản ánh quy luật cung - cầu trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo, ông nói: “… Tư duy của ta hiện nay về nông nghiệp vẫn còn ảnh hưởng tư duy một thời từ lâu là cứ tập trung làm lúa gạo. Nhưng mãi làm lúa gạo đến nay lúa gạo lại thừa, xuất khẩu thì hiệu quả không cao. Hiện nay, nhiều nước trước kia nhập khẩu gạo đã tự túc được, một số nước còn nghèo đói thì không có tiền để mua. Sản xuất lúa của Ấn Độ đã vọt lên, Campuchia vọt lên, sắp tới Myanmar sẽ vọt lên… thì chúng ta xuất đi đâu”.
Ông nói như đinh đóng cột rằng: “… Giảm bớt 2 triệu héc-ta trồng lúa thì dứt khoát xã hội Việt Nam nhìn vào lúa không như bây giờ nữa, giá gạo sẽ lên gấp rưỡi, gấp đôi bây giờ. Lúc ấy, nông dân mới có lãi thật, mới được hưởng đúng giá trị do mình làm ra…”.
Việc chuyển đổi 2 triệu héc-ta đất lúa sang nuôi trồng cây con khác như ý kiến đề xuất của ông Nguyễn Công Tạn, không hề đơn giản, khó khăn lớn nhất là vướng rào cản tập quán, thói quen của người nông dân. Nhưng nếu thấy đó là việc cần làm để phát triển nền nông nghiệp nước nhà bền vững thì nhất quyết làm, bằng những biện pháp tổng hợp, chủ yếu là kinh tế và có sự “liên kết 4 nhà”, “liên kết vùng”…, dần dần người nông dân thấy được lợi ích việc chuyển đổi họ sẽ làm có kết quả.
Related news
Hiện các hộ nuôi đang tập trung tận thu các sản phẩm thủy sản, chuẩn bị vật tư thiết bị cải tạo ao đầm phục vụ cho vụ nuôi xuân hè. Các trại, cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm theo dõi diễn biến của thời tiết, chủ động phòng, chống rét cho đàn thủy sản bố mẹ, giống và con nuôi thương phẩm.
Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.
Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.
Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.
Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.