Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Nội chưa phát hiện chất cấm trong chăn nuôi

Hà Nội chưa phát hiện chất cấm trong chăn nuôi
Publish date: Thursday. November 19th, 2015

Kết quả ban đầu cho thấy, các mẫu nước tiểu đều cho kết quả âm tính với Clenbuterol và Salbultamol.

Đây là 2 chất tạo nạc bị cấm sử dụng vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Kết quả âm tính

Để đảm bảo đúng tính chất kiểm tra đột xuất nhằm nắm được thực trạng hoạt động giết mổ, lần kiểm tra này, đoàn cán bộ Chi cục Thú y Hà Nội ra quân sớm hơn hai tiếng so với các đợt kiểm tra trước đây.

Theo đó, xuất phát từ Chi cục Thú y, đúng 0 giờ ngày 17/11 đoàn có mặt tại cơ sở giết mổ Vinh Anh thuộc Công ty CP Công nghệ thực phẩm Vinh Anh (tại xã Ninh Sở, huyện Thường Tín).

Đây là CSGM công nghiệp có công suất hoạt động 150 – 180 con/ngày đêm với dây chuyền công nghệ hiện đại.

Năm 2014, Vinh Anh được TP đầu tư 22 tỷ đồng kinh phí xử lý nước thải, nên theo báo cáo, cơ sở luôn đảm bảo yêu cầu về vệ sinh thú y và vệ sinh giết mổ.

Tại thời điểm kiểm tra, hơn 10 công nhân của cơ sở đang tiến hành giết mổ một lượng lớn lợn.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy 12 mẫu nước tiểu lợn để test thử.

Kết quả ban đầu cho thấy 12/12 mẫu nước tiểu đều âm tính với 2 chất cấm Clenbuterol và Salbultamol.

Ngay sau đó, đoàn tiếp tục di chuyển đến kiểm tra tại CSGM Vạn Phúc, huyện Thanh Trì.

Đây là CSGM tập trung bán công nghiệp quy mô lớn nhất TP, với công suất giết mổ trung bình 1.800 con/ngày đêm.

Do nguồn lợn tại cơ sở được nhập từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước nên công tác kiểm dịch, kiểm soát vệ sinh thú y được Chi cục Thú y Hà Nội đặc biệt chú trọng.

Qua kiểm tra, 24/24 mẫu nước tiểu cũng đều âm tính với các chất cấm.

Ông Nguyễn Thạc Khoa – Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Thanh Trì cho biết, trạm đã lập chốt kiểm dịch thú y ngay tại lò mổ và phân công 20 thú y viên/ca, trực liên tục 24/24 giờ.

Do đó, toàn bộ số lợn được đưa về cơ sở đều được kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu vào nên đảm bảo tuyệt đối các yêu cầu về vệ sinh thú y.

Hiện nay, lò mổ tập trung có sự tham gia của 27 hộ, trong đó 25 hộ hiện đang hoạt động.

Dù mới đi vào khai thác được 3 năm (từ năm 2012) CSGM tập trung bán công nghiệp Vạn Phúc hoạt động khá hiệu quả.

Nhiều khó khăn trong kiểm tra, xử lý

Theo cảnh báo của các nhà khoa học, Clenbuterol và Salbultamol là 2 chất tạo nạc tồn đọng trong thịt gia súc gây những nguy hại khôn lường cho người sử dụng.

Ngoài ngộ độc cấp tính, các chất này sẽ làm rối loạn chức năng tim và phổi, khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng, phù nề, liệt cơ, run cơ, đau đầu, choáng váng, buồn nôn và thậm chí có thể tử vong.

Anh Nguyễn Văn Lợi - một thợ giết mổ lợn lâu năm ở huyện Thanh Trì “bật mí”, nếu sử dụng chất tạo nạc cho lợn vào 15 ngày cuối trước khi xuất chuồng, người chăn nuôi có thể lãi khoảng 100.000 đồng/con.

Bởi, trông bằng mắt thường lợn chắc, bóng, đẹp hơn nên người chăn nuôi bán được cao hơn 1 giá so với lợn bình thường.

Còn đối với người giết mổ cũng lời từ 50.000 – 100.000 đồng/con, bởi tỷ lệ thịt đạt trên 70% cao hơn lợn bình thường khoảng 5%.

Mặc dù, mạng lưới thú y từ TP đến quận, huyện, xã, phường, thị trấn đã cơ bản đáp ứng yêu cầu về đảm bảo công tác kiểm soát dịch bệnh chăn nuôi.

Song, ông Đỗ Phú Sơn – Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thú y Hà Nội thẳng thắn nhận định, khó khăn lớn nhất trong việc kiểm tra chất cấm là nếu không kiểm tra thường xuyên, liên tục thì các trang trại chăn nuôi vì lợi nhuận vẫn sử dụng chất cấm.

Trong khi đó, việc xác định chất cấm phải thực hiện qua nhiều khâu phức tạp nên Chi cục Thú y Hà Nội gặp không ít khó khăn.

Đơn cử như, tại lò giết mổ, sau khi lấy nước tiểu trực tiếp từ bàng quang của lợn để test nhanh và đây mới chỉ là kết quả ban đầu.

Còn đối với những mẫu nước tiểu có kết quả dương tính, chi cục vẫn phải lấy mẫu thịt gửi đi kiểm tra, phân tích định lượng tồn dư và lúc đó mới có kết quả chính xác cuối cùng.

Đây là một quy trình bắt buộc, tốn kém chi phí và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức.

Vào cuộc quyết liệt

Ông Đào Quang Vinh – Chủ CSGM Vinh Anh cho biết, hiện nay, trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện nhiều thông tin có chất tạo nạc trong sản phẩm thịt gia súc, điều này ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến những CSGM chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước.

“Tôi mong muốn các cơ quan chức năng siết chặt kiểm tra ngay từ các trang trại chăn nuôi để ngăn chặn việc sử dụng chất cấm kịp thời và hiệu quả” – ông Vinh nói.

Theo ông Đỗ Phú Sơn, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang là vấn đề mà người dân cũng như cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm vì nó có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả cộng đồng.

Do đó, Chi cục Thú y Hà Nội luôn xác định muốn kiểm soát tốt tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thì công tác kiểm tra phải được thực hiện quyết liệt và thường xuyên.

Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành chăn nuôi Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Trước thực trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có chiều hướng gia tăng báo động ở các địa phương, nhất là khu vực các tỉnh, thành phía Nam, Bộ NN&PTNT đã có Chỉ thị về tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi.

Do đó, Sở NN&PTNT Hà Nội đã giao cho Chi cục Thú y Hà Nội là cơ quan thường trực phối hợp với các đơn vị chức năng của TP tiến hành kiểm tra đột xuất và thường xuyên các cơ sở, trang trại chăn nuôi, cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và CSGM gia súc.

Đây được coi là giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn sản phẩm thịt “bẩn” trôi nổi trên thị trường một cách hiệu quả.

Được biết, từ nay đến hết tháng 2/2016, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, Chi cục Thú y Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra thường xuyên và liên tục.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Chi cục sẽ xử lý nghiêm đúng nghị định của Chính phủ.

Như vậy, để phát hiện, xử lý và đẩy lùi tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ phía các ngành chức năng và sự chung tay của cả cộng đồng.

Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh ATTP.

Đặc biệt là, nâng cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức của các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi.q

Điều 36 của Nghị định 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi nêu rõ: Trường hợp sử dụng chất cấm đối với cơ sở tư nhân phạt từ 5 - 10 triệu đồng; trang trại và nông hộ phạt từ 10 - 20 triệu đồng; còn đối với cơ sở sản xuất thức ăn đưa chất cấm vào thì phạt từ 70 - 100 triệu đồng.

Đối với các cơ sở có mẫu test dương tính thì bị đình chỉ giết mổ và tiêu hủy hoàn toàn số gia súc đang chuẩn bị giết mổ.

Ông Nguyễn Đình Đảng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú Y Hà Nội

UBND TP vừa giao Sở NN&PTNT triển khai đợt cao điểm hành động vì ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi.

Trong đó phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong Nhân dân để không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Đồng thời tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh với những đối tượng cố ý buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Đặc biệt, Sở NN&PTNT phối hợp với sở, ngành tổ chức tổng điều tra, lập danh sách các tổ chức có sản xuất thức ăn chăn nuôi cho lợn thịt, chăn nuôi lợn thịt quy mô lớn.

Trên cơ sở đó, có kế hoạch khẩn trương kiểm tra, thanh tra, sàng lọc phát hiện các đối tượng có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chủ yếu là Salbutamol và chất tạo màu VAT YELLOW và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Phát hiện hàng trăm tấn thức ăn chăn nuôi trộn chất cấm

Thanh tra chuyên ngành Bộ NN&PTNT phối hợp Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường C49 vừa phát hiện và xử lý 2 DN sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tại Hải Dương và Hưng Yên.

Cụ thể, Công ty TNHH TĂCN Trường Phú, ở số 28/60 Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương đã tiêu thụ khoảng 45kg vàng ô để sản xuất TĂCN, tương đương khoảng 300 tấn thức ăn thành phẩm.

Tại Hưng Yên, qua kiểm tra đột xuất tại kho của Công ty CP Dinh dưỡng Việt Nhật, xã Lạc Đạo huyện Văn Lâm, lực lượng chức năng phát hiện 11 thùng chất vàng ô, mỗi thùng trọng lượng 30kg, trong đó có 10 thùng đã sử dụng hết.

Tất cả đều có xuất xứ từ Trung Quốc, đã có nhãn phụ ghi rõ chỉ được sử dụng trong công nghiệp nhuộm giấy, vải, không được phép sử dụng trong sản xuất TĂCN, thực phẩm.


Related news

Sâu non gây hại cây sắn ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) Sâu non gây hại cây sắn ở huyện Sông Hinh (Phú Yên)

Thời gian gần đây, nhiều diện tích trồng sắn trên địa bàn huyện Sông Hinh (Phú Yên) bị hư hại nặng, phải nhổ bỏ. Theo xác định của chuyên gia Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT), một loài ấu trùng sâu non họ bửa củi (bọ cánh cứng) đã gây hại cây sắn.

Monday. May 11th, 2015
Đắng lòng vì ngô ngọt Đắng lòng vì ngô ngọt

Đã qua nửa tháng thu hoạch nhưng gần 20 ha ngô Sugar 75 (ngô ngọt) mà một số nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị liên kết sản xuất với Công ty Cổ phần Tín Đạt Thành vẫn chưa được thu hoạch vì doanh nghiệp không thu mua sản phẩm cho nông dân như cam kết ban đầu.

Monday. May 11th, 2015
Niềm vui của người trồng quế Niềm vui của người trồng quế

Cùng với việc giá quế vỏ tăng cao, năm nay, người trồng quế ở tỉnh Quảng Ngãi còn đón nhận niềm vui mới, khi một nhà máy chế biến tinh dầu từ cành, lá quế được đầu tư xây dựng ngay trên đất quế Trà Bồng.

Monday. May 11th, 2015
Vụ nếp Đông xuân năng suất đạt trên 7,38 tấn/ha Vụ nếp Đông xuân năng suất đạt trên 7,38 tấn/ha

Năng suất bình quân đạt hơn 7,38 tấn/ha, nếp tươi được thương lái mua tại ruộng dao động từ 4.900 - 5.000 đồng/kg. Với năng suất đạt và giá nếp cao như hiện nay, bà con nông dân rất phấn khởi, vì lợi nhuận đem lại từ cây nếp trong vụ này cao hơn vụ trước gần 7 triệu đồng/ha.

Monday. May 11th, 2015
Các giống khoai mì thích hợp với vùng Tây Nguyên Các giống khoai mì thích hợp với vùng Tây Nguyên

Thực hiện chỉ đạo của thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ xác định một số giống khoai mì mới, khuyến cáo đưa các giống khoai mì năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn hán vào trồng đại trà ở Tây Nguyên, gồm: KM 140, KM 98-5, KM 98-7, KM 419, SM 939-26.

Monday. May 11th, 2015