Vụ gà Mỹ bán phá giá tại Việt Nam cục quản lý cạnh tranh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp khởi kiện

Đến thời điểm này, Cục Quản lý cạnh tranh vẫn chưa nhận được hồ sơ nào của Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ khởi kiện chống bán phá giá đối với gà Mỹ.
“Chúng tôi vẫn chỉ nhận được 2 thư kiến nghị của hiệp hội này nên chưa thể biết hiệp hội và các doanh nghiệp có quyết định khởi kiện hay không?”- ông Ninh nói.
Đùi gà Mỹ bán với giá rẻ tại các siêu thị ở Việt Nam.
Ông Ninh khẳng định: “Tuần nào đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh cũng gọi điện trao đổi với đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ và Đồng Nai để tìm hiểu xem các doanh nghiệp và hiệp hội có cần sự hỗ trợ gì trong việc hoàn thành các trình tự thủ tục khởi kiện song đều nhận được phản hồi lại là phía doanh nghiệp còn đang xem xét, nghiên cứu.
Chúng tôi đều đề cập rõ là các doanh nghiệp có khúc mắc gì, cần hỗ trợ gì, khó khăn gì trong việc xây dựng hồ sơ ban đầu thì cứ báo cáo lên Cục để Cục cử người đại diện tới hỗ trợ.
Bởi chỉ khi các doanh nghiệp chính thức có hồ sơ và đơn khởi kiện gửi lên Cục thì cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền xem xét.
Chúng tôi không thể tự đi khởi kiện cho doanh nghiệp trong nước được”.
Cho đến nay, ông Ninh cho biết, Cục Cạnh tranh đã xuống làm việc trực tiếp với Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ về kiến nghị kiện bán phá giá đối với các sản phẩm gà Mỹ nhập khẩu.
“Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp khi có yêu cầu bất cứ khi nào”- ông Ninh khẳng định.
Trước đó, ông Nguyễn Phương Nam- Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã phải lên tiếng cho rằng, doanh nghiệp, người chăn nuôi gia cầm trong nước đã phản ứng quá chậm trước những ảnh hưởng của gà nhập khẩu vào Việt Nam. Việc nhập gà Mỹ kéo dài gần 2 năm nay nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn chưa có hành động cụ thể.
Không chỉ vậy, khi dịch bệnh trên gia cầm tại Mỹ lây lan mạnh, các nước đều cấm nhập khẩu thịt gà Mỹ từ 1.1.2015 nhưng tại Việt Nam đến tháng 5.2015 mới có lệnh cấm..
Related news

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu mặt hàng tôm vẫn tăng mạnh và có thể đạt 3 tỷ USD vào cuối năm 2014 nếu như dịch bệnh được kiểm soát và thị trường thuận lợi. Nhưng mặt hàng chiến lược số 1 của thủy sản này cũng có không ít điều để nói.

Sinh vật cảnh hiện nay không chỉ là thú chơi tao nhã chỉ dành cho giới thượng lưu mà đã nhân rộng cho mọi tầng lớp trong xã hội. Ở Đồng Tháp, loại hình nghệ thuật này hiện đang phát triển với sự tham gia ngày càng nhiều của những người yêu nghệ thuật.

Chưa bao giờ tình hình sâu bệnh hại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại diễn biến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sầu riêng, mít nghệ, hồ tiêu… đều đã bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh vừa phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển HTX phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh” với sự tham gia của đại diện các sở, ngành, đoàn thể; lãnh đạo các địa phương, các HTX và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Được biết, vùng sản xuất lúa ở Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bình Thành có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, có thể vận chuyển lúa bằng xe tải hoặc ghe; hệ thống ô bao và tưới tiêu đảm bảo sản xuất đồng loạt đáp ứng được khối lượng lớn lúa mà doanh nghiệp yêu cầu; Hợp tác xã đủ năng lực để doanh nghiệp giao dịch ký hợp đồng.