Vốn cho nông nghiệp công nghệ cao

Hiệu quả của mô hình sản xuất NNCNC ở Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung hầu như ai cũng đã rõ. Tuy nhiên, một vấn đề rất đáng quan tâm là nguồn vốn để triển khai mô hình.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, TS Phạm S, cả tỉnh hiện có gần 40.000 ha đất nông nghiệp được ứng dụng CNC trong sản xuất - chiếm 15% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh.
Điều đáng nói, nếu giá trị sản xuất bình quân chung của tỉnh đạt gần 130 triệu đồng/ha (gấp đôi so với mức bình quân chung cả nước) thì giá trị của 1 ha đất ứng dụng NNCNC của tỉnh Lâm Đồng đạt mức bình quân gần 300 triệu đồng; trong đó, không ít diện tích đạt mức 500 triệu đồng/ha, cá biệt có vùng, có mô hình đạt đến trên dưới 2 tỷ đồng/ha.
Hiệu quả kinh tế là vậy, song, không phải bất kỳ nhà nông nào ở Đà Lạt cũng đều có đủ khả năng để triển khai mô hình sản xuất NNCNC.
Con số gần 40.000 ha đất nông nghiệp được ứng dụng CNC hiện nay của Lâm Đồng là con số không nhỏ so với nhiều địa phương khác trong cả nước song, so với quá trình hơn 10 năm phát triển NNCNC và so với nhu cầu thực tế của Lâm Đồng thì 40.000 ha này lại là con số không quá lớn (Lâm Đồng bắt đầu triển khai mô hình sản xuất NNCNC từ năm 2004).
Một trong những nguyên nhân (có thể là nguyên nhân chính yếu) khiến cho NNCNC của Lâm Đồng phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng là nguồn vốn của người tham gia vào quy trình sản xuất này chưa được đáp ứng một cách đầy đủ.
Ở Đơn Dương, một trong những đơn vị kinh doanh gây “ấn tượng” nhất là Cty Trường Hoàng chuyên trồng hoa lan hồ điệp cao cấp: Với diện tích sản xuất khoảng 1,6 ha, chủ đầu tư đã bỏ ra hơn 25 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng với hệ thống dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động được xem là hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.
Nêu con số này ra, rõ ràng là chỉ để tham khảo chứ không hề để so sánh vì nó quá lớn so với túi tiền của một nông dân bình thường muốn làm NNCNC. Thử nêu thêm một số liệu khác: Nếu canh tác NNCNC ở mức bình thường, nguồn vốn ban đầu bỏ ra cho mỗi sào đất cũng phải lên đến hàng trăm triệu - thấp thì một hai trăm triệu, vừa vừa phải năm, ba trăm triệu.
Trong chiến lược phát triển NNCNC, Lâm Đồng đã xây dựng và phê duyệt 5 đề án quy hoạch: Quy hoạch vùng sản xuất rau, chè tập trung; quy hoạch phát triển nuôi cá nước lạnh; quy hoạch vùng sản xuất cà phê; quy hoạch vùng sản xuất lúa và quy hoạch vùng sản xuất hoa, cây đặc sản.
Hiện tại, Lâm Đồng cũng đã quy hoạch Khu Công nghệ sinh học và sản xuất NNCNC tỉnh Lâm Đồng và 2 vùng sản xuất NNCNC của tỉnh nằm trong quy hoạch NNCNC của quốc gia trình Bộ NN-PTNT, Bộ đã thống nhất và đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận.
Viễn cảnh NNCNC của Lâm Đồng đang mở ra một giai đoạn mới. Tuy nhiên, viễn cảnh ấy có thực sự sáng lạn hay không còn phụ thuộc không nhỏ vào vấn đề vốn đầu tư, nhất là vốn của nhà nông trực tiếp tham gia vào chuỗi sản xuất này!
Related news

Nhằm tăng cường ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, UBND tỉnh Đồng Tháp tập trung đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ.

2 năm qua, tỉnh Bình Định liên tục đưa giống lúa thuần VN 121 vào mô hình trình diễn với diện tích lớn.

Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, Chatchai Sirikalya vừa cho hay Thái Lan sẽ bán cho Trung Quốc 1 triệu tấn gạo nhằm giảm bớt lượng gạo khổng lồ hiện đang dự trữ trong kho.

Trong bối cảnh nhiều lô chè XK bị trả lại do không đảm bảo chất lượng thì chè Mộc Châu vẫn không đủ XK theo đơn hàng.

Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân trồng cây xạ đen không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua.