Virut Gây Bệnh Đốm Trắng Đe Dọa Các Trại Nuôi Tôm Ở Philippines

Cục Nghề cá và Nguồn lợi thủy sản Philippines (BFAR) được kêu gọi cần phải điều tra và tiêu diệt virut gây bệnh đốm trắng (WSSV) đang lan rộng ở các trại nuôi tôm tại nhiều khu vực của nước này.
Virut WSSV đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến ngành nuôi trồng thủy sản và sinh kế của hàng nghìn người Philippines. Hiện các khu vực như Luzon, Visayas và Mindanao đã xuất hiện virut. Bệnh đốm trắng có thể khiến hầu hết tôm trong ao nuôi chết chỉ sau 2 - 3 ngày.
Việc virut lây lan tại nhiều khu vực có thể đe dọa đến ngành công nghiệp tôm và vị trí nước xuất khẩu (XK) tôm lớn thứ 3 thế giới của Philippines.
Sản lượng tôm hiện giảm từ mức trung bình 1 – 1,5 tấn/ha xuống còn dưới 200kg/ha. Bệnh đốm trắng đã từng bùng phát tại nhiều nơi ở Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia, gây tổn thất nghiêm trọng cho nguồn cung tại những khu vực này.
Related news

Theo các thương lái trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giá hồ tiêu bắt đầu hạ nhiệt, hiện đang đứng ở mức 205 - 210 ngàn đồng/kg, giảm 10 ngàn đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 7. Giá tiêu sọ vẫn đứng ở mức cao 300 ngàn đồng/kg, chỉ giảm từ 1 - 2 ngàn đồng/kg so với trước.

Ngày 28/7/2015, tại ruộng mía của nông dân Kim Thane, ấp Soài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh tổ chức trình diễn và hội thảo máy vô chân mía cho nông dân trồng mía ở các xã vùng mía nguyên liệu của huyện Trà Cú.

Công ty Mía đường Nghệ An vừa thông qua chính sách hỗ trợ đối với các diện tích trồng mía tối thiểu 0,15ha trở lên trong vùng quy hoạch của công ty, điều kiện bắt buộc đi kèm là phải sử dụng giống mía sạch bệnh chồi cỏ.
Đa số diện tích trồng ngô ở Khánh Hòa được gieo trồng ở vùng đồi núi nên từ đầu năm đến nay, lượng mưa ít khiến cây ngô bị giảm năng suất.

Thời gian gần đây, do nhiều yếu tố tác động như giá vật tư nông nghiệp tăng trong khi giá đầu ra của nhiều loại nông sản xuống thấp khiến người nông dân ít mặn mà với ruộng đồng. Do đó, vấn đề cần đặt ra là phải tìm được “phương thuốc” để giúp người nông dân tăng thêm thu nhập và gắn bó với “bờ xôi, ruộng mật”.