Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Yên Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Huy Động Nhiều Nguồn Lực, Tập Trung Nâng Cao Giá Trị Sản Phẩm

Phú Yên Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Huy Động Nhiều Nguồn Lực, Tập Trung Nâng Cao Giá Trị Sản Phẩm
Publish date: Friday. February 6th, 2015

Phú Yên đang đặt ra mục tiêu cơ cấu ngành Thủy sản theo hướng phát triển bền vững trong khâu nuôi trồng, khai thác và chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Theo đó, từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, giá trị sản xuất ngành Thủy sản tăng bình quân từ 8 đến 9%/năm, chiếm từ 36 đến 37% tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ cao

Các hoạt động tái cơ cấu ngành Thủy sản được Phú Yên thực hiện từ năm 2014, với mục tiêu tập trung nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm chủ lực trong nuôi tôm hùm, tôm thẻ chân trắng và khai thác cá ngừ đại dương; đồng thời xây dựng thương hiệu các sản phẩm này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế.

Hiện ở các vùng ven biển của TX Sông Cầu, huyện Tuy An và Đông Hòa đã tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực như tôm hùm, tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá biển... trên diện tích mặt nước hơn 3.000ha. Tại các khu vực này, nông dân đang áp dụng các mô hình nuôi theo VietGAP, GlobalGAP; tăng cường hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản và hệ thống kiểm nghiệm, hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế rủi ro.

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 6.150 tàu cá công suất trên 90CV khai thác thủy sản. Nhằm ổn định sản lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Phú Yên đề ra định hướng giảm dần tỉ trọng, tiến tới ổn định sản lượng khai thác ven bờ (từ 6 hải lý trở vào); chuyển các hoạt động khai thác gần bờ sang khai thác bằng tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ; tập trung khai thác các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ lớn như cá ngừ đại dương, cá thu…; phát triển khai thác hải sản xa bờ theo tổ đội, liên kết chuỗi giá trị.

Để nâng cao giá trị và đảm bảo sự phát triển bền vững trong tái cơ cấu ngành Thủy sản, UBND tỉnh xác định, cần ứng dụng công nghệ cao trong chế biến, nhất là khâu bảo quản sau thu hoạch.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, hiện công nghệ bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm thủy sản ở Phú Yên còn lạc hậu, nhất là bảo quản cá ngừ đại dương trên biển, gây thất thoát hơn 25% giá trị sản phẩm. Nếu có sự đột phá trong áp dụng công nghệ sau thu hoạch thì giá trị của ngành Thủy sản sẽ nâng cao gấp nhiều lần.

Hướng đến thị trường khó tính

Theo Sở NN-PTNT, được sự hỗ trợ của Bộ KH-CN, tỉnh đang thí điểm triển khai đổi mới công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương, tiến tới mở rộng ra bảo quản tôm hùm theo công nghệ CAS. Đây là công nghệ cấp đông tiên tiến nhất thế giới do Công ty ABI (Nhật Bản) chuyển giao, nhằm nâng cao giá trị của cá ngừ, mà còn mở ra nhiều hướng phát triển mới trong chế biến xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Ông Lê Văn Hồng, Giám đốc Công ty cổ phần Bá Hải cho biết, nếu áp dụng thành công công nghệ mới này thì chất lượng và giá trị sản phẩm hàng thủy sản được nâng lên rất nhiều. Mục tiêu của công ty là phát triển các mặt hàng tươi và cấp đông ăn liền (sashimi, sushi) chất lượng cao, hướng tới thị trường Nhật Bản khoảng 50%, Hoa Kỳ 40%, còn lại là các thị trường khác.

Theo Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc, từ nay đến năm 2016, tỉnh ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành Thủy sản; đồng thời triển khai các dự án đầu tư hạ tầng vùng nuôi, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão và các cơ sở dịch vụ hậu cần nhằm hỗ trợ ngư dân và doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh thủy sản. Hy vọng, với hướng đi này sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản trong thời gian tới.

Năm 2014, giá trị sản xuất ngành Thủy sản đạt 3.213 tỉ đồng, tăng 0,4% so với năm 2013. Sản lượng khai thác đạt 49.000 tấn, trong đó cá ngừ đại dương hơn 4.000 tấn, tôm hùm 630 tấn. Tuy nhiên, hoạt động tái cơ cấu ngành Thủy sản của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Tỉnh có 28.759 lao động hoạt động trong ngành Thủy sản, nhưng phần lớn chưa qua đào tạo nghề; các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá còn đang trong giai đoạn quy hoạch xây dựng.


Related news

Để nâng cao hiệu quả quản lý đất nông, lâm trường Để nâng cao hiệu quả quản lý đất nông, lâm trường

Giai đoạn đầu mới thành lập, các nông - lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao quản lý một lượng lớn diện tích lớn đất rừng, đất sản xuất. Tuy nhiên, khi thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường, các nông lâm trường phải tự hạch toán kinh doanh, chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp, sau đó thực hiện cổ phần hóa thì vấn đề quản lý sử dụng đất đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hệ lụy.

Thursday. May 21st, 2015
Công ty lâm nghiệp Yên Lập nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất Công ty lâm nghiệp Yên Lập nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất

Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty lâm nghiệp Yên Lập (tiền thân là Lâm trường Yên Lập được thành lập từ năm 1963) được giao nhiệm vụ trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng sản xuất đáp ứng nguyên liệu ngành giấy, ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp, chế biến lâm sản...

Thursday. May 21st, 2015
Kinh nghiệm tổ chức diệt chuột tập trung ở Hạ Hòa Kinh nghiệm tổ chức diệt chuột tập trung ở Hạ Hòa

Vụ chiêm xuân năm nay huyện Hạ Hòa gieo cấy được gần 4.000ha lúa. Hiện lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đã trỗ bông chờ ngày thu hoạch. Để bảo vệ sản xuất vụ chiêm xuân và nhằm mục tiêu đạt năng suất, sản lượng cao huyện đã chú trọng việc chỉ đạo chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa. Đặc biệt huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức chiến dịch diệt chuột tập trung. Đến nay, trên đồng ruộng tình trạng chuột phá hại đã giảm hẳn.

Thursday. May 21st, 2015
Sức ép cho ngành trồng trọt Sức ép cho ngành trồng trọt

Diễn biến thời tiết bất thường, lũ xuất hiện trái mùa xảy ra cuối tháng 3 vừa qua khiến nông dân dọc vùng sông Vu Gia - Thu Bồn thiệt hại về hoa màu không nhỏ. Chính điều này, buộc ngành trồng trọt phải cơ cấu lại sản xuất, dần bỏ thói quen canh tác theo… kinh nghiệm.

Thursday. May 21st, 2015
Tăng sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp Tăng sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp

Với ngành nông nghiệp hiện chiếm khoảng 17% trong cơ cấu kinh tế của địa phương, nhưng tác động trực tiếp tới đời sống của gần 70% dân số như Quảng Ngãi thì việc tăng sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết.

Thursday. May 21st, 2015