Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vĩnh Phúc Hiệu Quả Từ Mô Hình Chuỗi Sản Xuất Rau An Toàn

Vĩnh Phúc Hiệu Quả Từ Mô Hình Chuỗi Sản Xuất Rau An Toàn
Publish date: Monday. August 4th, 2014

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, tạo ra các sản phẩm sạch chính là hướng đi bền vững và hiệu quả.

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch được trên 3.000 ha đất trồng rau, thuộc địa bàn 84 xã, thị trấn, trong đó, diện tích đất được cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn là 768 ha; diện tích được cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGap gần 460ha, tập trung ở những vùng sản xuất với quy mô lớn như: Vân Hội, Duy Phiên (Tam Dương); Hồ Sơn, Tam Quan (Tam Đảo); Đại Đồng, Thổ Tang (Vĩnh Tường); Tiền Châu (Phúc Yên); Đại Tự (Yên Lạc). Đây là điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc phát triển rau an toàn theo hướng hàng hóa.

Xuất phát từ thực tiễn trong sản xuất, đến nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch của người dân, HTX rau an toàn Vĩnh Phúc đã được thành lập, tập hợp các hộ dân trồng rau trên địa bàn tỉnh, xây dựng mô hình chuỗi sản xuất rau an toàn.

Khi tham gia vào quá trình sản xuất, cán bộ HTX sẽ thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động và chỉ đạo sản xuất, đảm bảo các sản phẩm rau khi được thu hoạch phải đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định về chỉ tiêu thuốc BVTV, phân bón, vi sinh vật, kim loại nặng... cùng với đó, hướng dẫn người dân có sổ sách ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất trên mỗi thửa ruộng của gia đình mình, phục vụ cho việc theo dõi, giám sát và đảm bảo việc truy nguyên nguồn gốc cho mỗi sản phẩm.

Hiện nay, HTX rau an toàn Vĩnh Phúc có trên 300 ha theo mô hình chuỗi, tập trung ở các xã: Vân Hội (Tam Dương); Thổ Tang, Đại Đồng (Vĩnh Tường); Đại Tự (Yên Lạc); Tiền Châu (Phúc Yên), với các loại rau chủ yếu như: Cải ngọt, cải ngồng, mướp đắng, dưa chuột, cà chua, rau gia vị…

Chị Kiều Thị Huệ, Chủ nhiệm HTX rau an toàn Vĩnh Phúc cho biết: Các sản phẩm rau của HTX đều được chứng nhận sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap. Trong quá trình sản xuất được Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Bảo vệ thực vật thường xuyên kiểm tra, giám sát, nên sản phẩm đảm bảo rất an toàn.

Mỗi ngày HTX tiêu thụ khoảng 5 tạ rau, củ quả các loại, không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn cung cấp cho thị trường Hà Nội.

Chị Huệ chia sẻ thêm: Mặc dù giá cả có cao hơn các loại rau khác trên thị trường, nhưng vẫn được người dân chọn mua. Do đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa qua, Công ty TNHH Phúc Thắng (Phúc Yên) đã ký hợp đồng mỗi ngày thu mua từ 3-4 tạ rau sạch để cung cấp cho các bếp ăn tập thể, trường học đóng trên địa bàn thị xã.

Ông Lại Xuân Tôn, Trại trưởng Trại thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao Vĩnh Phúc, cho biết: Để rau “thực sự sạch” đến tay người tiêu dùng không hề đơn giản, trong quá trình sản xuất, đòi hỏi các bước phải được thực hiện tuần tự như: Trước khi trồng vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư, cày lật đất để diệt nguồn sâu non và nhộng. Chủ yếu dùng phân chuồng hoai mục, khi ủ phân chuồng có sử dụng chế phẩm sinh học.

Trong quá trình trồng chăm sóc, hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV thay vào đó là dùng bẫy bả màu vàng để diệt ruồi vàng đục quả và dùng bẫy bả chua ngọt diệt sâu xám. Thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây và phát hiện kịp thời diễn biến sâu bệnh hại trên đồng ruộng, tích cực bắt giết các ổ trứng, sâu non.

Hiện nay, Trại thực nghiệm đang tiến hành nghiên cứu nhiều giống cây trồng mới như: Bí xanh, bầu sao, mướp hương, mướp đắng, cà chua ghép trên cây cà tím… thành công hứa hẹn sẽ đem lại nhiều giống cây trồng đảm bảo chất lượng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu Vĩnh Phúc, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Có thể nói, mô hình chuỗi sản xuất rau an toàn đã và đang là hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.


Related news

Xây dựng nông thôn mới Bà Rịa Vũng Tàu chậm nhưng chắc Xây dựng nông thôn mới Bà Rịa Vũng Tàu chậm nhưng chắc

Sau gần 5 năm xây dựng Chương trình nông thôn mới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ mới có 8/43 xã hoàn thành. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ở đây làm chậm nhưng chắc.

Monday. October 26th, 2015
Người tìm lối ra cho cây măng tây Người tìm lối ra cho cây măng tây

Hơn 10 năm trước cánh đồng thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hoang hóa bạc màu. Từ năm 2010, ND thôn Tuấn Tú đã mạnh dạn trồng cây măng tây. Nhờ vậy, thu nhập của bà con tăng lên đáng kể.

Monday. October 26th, 2015
Chuyện làm đường thần tốc ở thôn Ngầu 1 Chuyện làm đường thần tốc ở thôn Ngầu 1

Đó là tuyến đường bê tông nội thôn chỉ mất 12 ngày cho việc hoàn thành và đưa vào sử dụng tại thôn Ngầu 1 xã Võ Lao (Văn Bàn, Lào Cai). Đây là một dấu ấn mới, một thành tích đáng tự hào trong việc huy động sức dân để xây dựng nông thôn mới của thôn Ngầu 1.

Monday. October 26th, 2015
Sáng kiến độc đáo đưa bẹ cây chuối hột xuất ngoại Sáng kiến độc đáo đưa bẹ cây chuối hột xuất ngoại

Ông Nguyễn Phước Quang (ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) đã có sáng kiến độc đáo khi biến phế phẩm của cây chuốt hột thành sợi nguyên liệu để làm nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ…

Monday. October 26th, 2015
Vuông tôm nuốt dần cánh đồng mẫu Vuông tôm nuốt dần cánh đồng mẫu

Vụ mùa vừa qua, hàng chục hộ trồng lúa trong khu vực được quy hoạch cánh đồng mẫu lúa trên địa bàn ấp 3, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình bị thất trắng vì nước nhiễm mặn do một số hộ dân trong khu vực tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm.

Monday. October 26th, 2015