Vinamilk Chi Hàng Tỷ Đôla Cho Trang Trại Bò Sữa

Trong 3 năm trở lại đây, Vinamilk đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho việc mở rộng hệ thống trang trại bò sữa, với tham vọng giữ ngôi vua thị trường sữa nội địa và ổn định giá sữa cho người tiêu dùng.
Trang trại 2.600 con của Vinamilk tại thị xã Như Hòa, Nghệ An được Tổ chức Global G.A.P. ConTrolUnion chứng nhận là “đạt chuẩn quốc tế Global G.A.P. đầu tiên tại Đông Nam Á” vào ngày 18/7 vừa qua.
Sự kiện này đánh dấu quá trình đầu tư không ngừng của đại gia sữa này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn quốc tế cho hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, làm mát, ép phân tự động, thức ăn chăn nuôi cho bò sữa...
Trên thực tế, đầu tư cho vùng nguyên liệu đã được Vinamilk chú trọng từ năm 2006. Khởi đầu bằng việc mua lại Trung tâm nhân giống Bò sữa - Bò thịt cao sản Phú Lâm (Tuyên Quang) và thành lập Công ty TNHH Một thành viên Bò sữa Việt Nam vào cuối năm 2006, đến nay Vinamilk đã sở hữu 6 trang trại bò sữa lớn tại Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Lâm Đồng với số vốn lên tới 1.600 tỷ đồng.
Không dừng ở đó, Vinamilk vẫn tiếp tục lên kế hoạch khởi công thêm 3 trang trại tại Hà Tĩnh (quy mô 3.000 con), Thanh Hóa (quy mô 20.000 con) và Tây Ninh (quy mô 10.000 con) trong năm 2015, nâng tổng số bò sữa lên 46.000 con. So với số vốn 500 tỷ đồng và đàn bò sữa 1.400 con cách đây 8 năm tại Tuyên Quang và đàn bò sữa 5.900 con của Vinamilk cách đây 3 năm thì đây là một bước nhảy vọt đáng chú ý.
Từ đầu năm 2014 tới nay, doanh nghiệp này cũng đã khởi công xây dựng trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 với quy mô 3.000 bò sữa, diện tích 200 ha, công suất 50 tấn sữa mỗi ngày vào tháng 3/2014; vận chuyển 200 con đầu tiên trong tổng số 5.000 bò sữa cao sản được lên kế hoạch nhập khẩu từ Australia và Mỹ trong tháng 4/2014 cùng nhiều hoạt động khác.
Hiện tại, dù Bộ Tài Chính đã áp trần giá sữa từ ngày 1/6, song giá sữa vẫn ở mức cao so với thế giới và trên 70 - 80% sữa nguyên liệu là nhập khẩu. Trong khi đó, giá thu mua sữa tươi nguyên liệu từ nông dân lại tiếp tục tăng. Đại diện Vinamilk cho biết giá thu mua cho nông dân trong năm 2013 đã tăng 22%.
Đặt trong bối cảnh giá sữa nguyên liệu bất ổn và có xu hướng tăng cao, phần lớn sữa nguyên liệu của Việt Nam đều phải nhập khẩu, thì hoạt động đầu tư của Vinamilk cho vùng nguyên liệu được đánh giá là chiến lược thiết thực và lâu dài.
Tổng đàn bò cung cấp sữa từ các trang trại của Vinamilk và nông hộ bán sữa cho Vinamilk hiện nay là hơn 80.000 con, mỗi ngày cung cấp khoảng 550 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra hơn 3 triệu ly sữa.
Nếu 9 trang trại hoạt động cùng lúc, số lượng này sẽ tăng lên 100.000 con vào năm 2017 và khoảng 120.000 - 140.000 con vào năm 2020. Như vậy, Vinamilk có thể chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chỗ, đáp ứng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu, trong đó 20% sữa tươi nguyên liệu đến từ trang trại và 20% còn lại đến từ các hộ nông dân.
Ngoài trang trại, Vinamilk còn rót vốn vào các lĩnh vực khác trong nước và quốc tế như: khởi công xây dựng nhà máy tại Campuchia (Vinamilk sở hữu 51% cổ phần) vào tháng 5/2014 với tổng vốn đầu tư 23 triệu USD; đàm phán mua lại 70% cổ phần của Công ty Driftwood Dairy của Mỹ.
Tháng 8 tới, nhà máy Miraka (Vinamilk đầu tư 19.3% cổ phần) chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem có công suất 32,000 tấn/năm tại NewZealand cũng sẽ đi vào vận hành. Các hoạt động đầu tư này được kỳ vọng sẽ mang lại tốc độ tăng trưởng cao cho Vinamilk trong dài hạn.
Related news

Nhằm từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, huyện Phúc Thọ đã áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập.

Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) Vũ Hồng, xã Hồng Phong (Vũ Thư - Thái Bình) không chỉ duy trì, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm mà còn trồng xen canh cây màu trên đất trồng dâu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, trong những năm gần đây, bà con nông dân ở huyện Cư Jút (Đăk Nông) đã đưa cây gấc vào trồng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân

Thời gian qua, mô hình trồng rau hữu cơ sinh học tại xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại tiếp tục được duy trì và mở rộng. Qua thực hiện mô hình này, người nông dân rất phấn khởi vì mô hình này làm giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế gia đình. Mặt khác, người nông dân tham gia trồng rau hữu cơ sinh học không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn hướng tới việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Để có được trang trại dâu tây rộng 3ha ngay trong khuôn viên Khu du lịch hồ Than Thở (Đà Lạt – Lâm Đồng) theo tiêu chuẩn châu u, gia đình bà Nguyễn Thị Bích Thủy đã phải thuê một số chuyên gia đến từ Pháp và Hà Lan tư vấn, thiết kế, giám sát kỹ thuật.