Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phúc Thọ (Hà Nội) Thành Công Với Mô Hình Mạ Khay, Máy Cấy

Phúc Thọ (Hà Nội) Thành Công Với Mô Hình Mạ Khay, Máy Cấy
Publish date: Monday. June 30th, 2014

Nhằm từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, huyện Phúc Thọ đã áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập.

Chi phí thấp, hiệu quả cao

Vụ mùa năm 2014 là vụ đầu tiên xã Vân Phúc đưa mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất với diện tích khoảng 5ha.

Để khuyến khích các hộ dân tham gia mô hình, HTX Nông nghiệp xã Vân Phúc được huyện hỗ trợ 50% kinh phí để mua một máy cấy và triển khai làm mạ khay, cấy bằng máy cho bà con với giá dịch vụ 90.000 đồng/sào.

Thực tế cho thấy, nếu so với cấy lúa theo phương pháp truyền thống, mô hình mạ khay, máy cấy giảm chi phí trung bình 160.000 đồng/sào, trong đó, giảm được 1/2 lượng thóc giống, giảm chi phí làm đất từ 50.000 - 100.000 đồng.

Mặt khác, cấy bằng máy, chỉ mất khoảng 20 phút/sào, giảm đáng kể chi phí ngày công và tiết kiệm sức lao động cho nông dân. Hơn nữa, lúa cấy máy và lúa cấy thủ công có thời gian sinh trưởng như nhau, nhưng lúa cấy bằng máy đẻ nhánh sớm, khỏe, tập trung hơn, nên năng suất cao hơn lúa cấy thủ công trung bình 1,3 tạ/ha.

Máy cấy được đưa vào sử dụng trong vụ mùa 2014 tại xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ góp phần nâng cao năng suất lao động.

Tiếp tục nhân rộng

Vụ xuân năm 2014, huyện Phúc Thọ triển khai thí điểm mô hình mạ khay, máy cấy với diện tích 65ha tại 4 xã: Ngọc Tảo, Võng Xuyên, Phụng Thượng và Hát Môn. Để thực hiện mô hình này, huyện đã hỗ trợ gần 1 tỷ đồng cho các địa phương mua máy cấy, khay gieo mạ, giá thể, tập huấn kỹ thuật...

Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, năng suất lúa vụ xuân bình quân đạt 65,7ha đối với giống lúa Hương Thơm số 1 và 61,3 tạ/ha đối với giống Nếp vàng 1. Hiệu quả kinh tế từ lúa cấy bằng máy cao hơn cấy lúa truyền thống bình quân đạt 7,6 triệu đồng/ha.

Phát huy hiệu quả từ mô hình mạ khay, máy cấy đem lại, vụ mùa năm 2014, huyện Phúc Thọ tiếp tục nhân rộng mô hình mạ khay, máy cấy tại 18 xã, thị trấn với diện tích 240ha. Huyện cũng hỗ trợ các xã mua 32 máy cấy, nâng tổng diện tích cấy lúa bằng máy toàn huyện lên 350ha, với 39 máy cấy.

Theo đó, các xã, thị trấn tham gia mô hình được huyện hỗ trợ 50% kinh phí mua máy cấy, máy gieo hạt, máy phủ đất và khay nhựa, 100% giống, 80% giá vật tư và chi phí khác.

Bên cạnh đó, cùng với việc tuyên truyền sâu rộng về những ưu điểm của mô hình mạ khay, máy cấy đến người dân, Phòng Kinh tế phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật sử dụng mạ khay, máy cấy cho cán bộ thuộc Tổ kỹ thuật HTX nông nghiệp của các xã, thị trấn tham gia mô hình.

Đánh giá về ưu điểm của mô hình mạ khay, máy cấy, bà Nguyễn Thị Liên - Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Phúc Thọ cho rằng, việc áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy giúp bà con nông dân yên tâm về chất lượng mạ và chủ động được thời vụ gieo cấy. Bên cạnh đó, mô hình này không chỉ có tác dụng tăng năng suất, chất lượng lúa mà còn góp phần quan trọng vào việc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp.

Ông Hoàng Mạnh Phú - Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ khẳng định, mô hình mạ khay, máy cấy vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả nên cần được nhân rộng trong những năm tới. Bởi mô hình này giúp người dân từng bước thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Đặc biệt, mô hình mạ khay, máy cấy có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp của một huyện thuần nông như Phúc Tho.

"Gia đình tôi có 1,5 sào ruộng, bình thường phải mất gần 2 ngày công lao động, nhưng vụ này chỉ mất khoảng 30 phút là cấy xong. Cấy lúa bằng máy lợi nhất là vừa tiết kiệm được sức lao động, vừa giảm được chi phí" - Ông Vũ Văn Hợi Cụm dân cư số 6 (xã Vân Phúc).


Related news

Già Làng Hạng Dụng Chúng Gương Mẫu, Làm Kinh Tế Giỏi Già Làng Hạng Dụng Chúng Gương Mẫu, Làm Kinh Tế Giỏi

Già làng Hạng Dụng Chúng là công nhân Lâm trường Đặc sản Lai Châu, năm 1989 ông về nghỉ hưu tại bản Trung Dình, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà. Về địa phương, ông tham gia các phong trào hoạt động ở địa bàn dân cư, là Bí thư Chi bộ bản Hô Chim, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học xã...

Thursday. June 26th, 2014
Giải Pháp Phát Triển Cá Tra Bền Vững? Giải Pháp Phát Triển Cá Tra Bền Vững?

Trong những ngày qua cá tra ở ĐBSCL tăng giá trở lại, do một số nhà máy cần nguyên liệu đưa giá thu mua lên 24.000-24.500đ/kg. Tuy nhiên, vào thời điểm này chỉ có lợi cho người nuôi cá liên kết gia công hoặc nuôi theo hợp đồng bán cho các nhà máy chế biến. Trong khi đó không ít người từng có ao nuôi cá tra trước đây khoanh tay ngồi nhìn vì nợ nần, cạn vốn.

Thursday. November 27th, 2014
Lô Thanh Long Đầu Tiên Của Việt Nam Vào New Zealand Lô Thanh Long Đầu Tiên Của Việt Nam Vào New Zealand

Theo Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Bộ NN&PTNT), ngày 23-6 lô thanh long tươi có khối lượng 900kg đã đến New Zealand bằng đường hàng không và được khách hàng chấp nhận.

Thursday. June 26th, 2014
Khoai Tây Trung Quốc Lại Đổ Về Đà Lạt Khoai Tây Trung Quốc Lại Đổ Về Đà Lạt

Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phối hợp với Phòng Kinh tế Đà Lạt và Chi cục Quản lý thị trường Lâm Đồng kiểm tra lô hàng 14 tấn khoai tây Trung Quốc nhập về chợ Nông sản Đà Lạt đầu tuần này.

Thursday. June 26th, 2014
6 Sáng Kiến Xây Dựng Thương Hiệu Gạo Việt Nam 6 Sáng Kiến Xây Dựng Thương Hiệu Gạo Việt Nam

Ông Robert Zeigler, Tổng Giám đốc IRRI khẳng định, SXNN của Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với một số khó khăn khi đóng góp của nông nghiệp vào GDP đang có dấu hiệu giảm nhưng nếu tái cấu trúc đúng cách và có giải pháp phù hợp chắc chắn sẽ tiếp tục tạo ra kim ngạch XK và chiếm vị thế cao trong nền kinh tế.

Thursday. November 27th, 2014