Viettel tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo
Trong đợt này, Viettel trao tặng 30 con bò giống cho các hộ nghèo ở các xã Ba Vinh (Ba Tơ), Long Hiệp (Minh Long) và Trà Bình (Trà Bồng). Mỗi con bò giống trị giá 15 triệu đồng, tổng trị giá bò giống là 450 triệu đồng.
Chương trình “Chung tay vì cộng đồng” do UBND tỉnh Quảng Ngãi và Tổng Công ty Viễn thông Viettel phát động, nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hộ nghèo được trích từ lợi nhuận phát triển dịch vụ viễn thông của Viettel trên địa bàn tỉnh.
Viettel dành toàn bộ doanh thu phát sinh trong năm đầu tiên của khách hàng mới để mua bò lai sind cho các hộ nghèo. Mỗi khách hàng cam kết sử dụng tối thiểu 100.000đ/tháng trong vòng 3 năm, Viettel hỗ trợ chương trình 1 triệu đồng, cứ 15 khách hàng là Viettel mua 1 con bò tặng hộ nghèo.
Từ tháng 12.2014 đến nay, Viettel đã tổ chức trao tặng 3 đợt với 120 con bò giống, giúp các gia đình nghèo vượt qua khó khăn để sớm thoát nghèo bền vững.
Related news

Có thâm niên nuôi thủy sản hơn 10 năm nay và tích lũy được nhiều kỹ thuật để tạo ra ếch giống và các loại cá giống, ông Võ Đình Chiến, ở xã Long Bình, huyện Long Mỹ nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, là một trong những mô hình nuôi thủy sản có quy mô và đạt hiệu quả cao ở Long Mỹ.

Thức ăn của cá lăng chấm là những loại cá tạp đánh bắt trên sông. Do đó, rất phù hợp với lối chăn nuôi ở các làng vạn chài dọc theo bờ sông Lô, sông Gâm và hộ nuôi cá lồng.

Cũng theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 8/2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là gần 1 triệu con, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,29 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.

Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.

Cách đây hai năm, cũng như các khu vực nuôi tôm khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoà Thắng (tỉnh Bình Thuận) gặp rất nhiều khó khăn, nhiều chủ cở sở nuôi đã bỏ đìa không còn thiết tha với nghề, thế nhưng trong năm 2013 nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao.