TPHCM ban hành chính sách VietGAP trong nông nghiệp và thủy sản
Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (chủ đầu tư) đầu tư sản xuất, sơ chế và xúc tiến thương mại các loại sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, gồm các sản phẩm trồng trọt (rau, quả), chăn nuôi (heo, bò sữa, gia cầm) và thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng).Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp và thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với trồng trọt: Hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính phục vụ sản xuất và 50% chi phí mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất theo quy trình VietGAP. Đối với chăn nuôi: Hỗ trợ 30% chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, kho chứa nguyên liệu và thức ăn, kho chứa dụng cụ chăn nuôi; máy móc và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống đạt chuẩn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đối với thủy sản: Hỗ trợ 30% chi phí đầu tư cải tạo ao nuôi, máy móc thiết bị phục vụ nuôi và 50% chi phí xây dựng nhà vệ sinh tự hoại; kho chứa thức ăn, thuốc thú y, hóa chất phục vụ nuôi; kho chứa thiết bị, dụng cụ nuôi.
Đối với sơ chế, bảo quản và xúc tiến thương mại: Hỗ trợ 30% chi phí xây dựng nhà sơ chế đóng gói, đầu tư dụng cụ sơ chế, đóng gói và 100% chi phí xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo thực hành sản xuất tốt (GMP), quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh (SSOP), hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP).
Related news
Tại Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ các mẫu thịt nhiễm khuẩn Salmonella - một loại khuẩn gây ngộ độc thực phẩm khá cao, từ 10% đến 20%.
Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra được triển khai hơn một năm nhưng hiện từ người nuôi, doanh nghiệp đến nhà quản lý vẫn hết sức lúng túng trong việc áp dụng các quy định của Nghị định.
Các nhà máy đường ở ĐBSCL mới vào vụ ép 2015/2016 chưa lâu mà giá mía ở khu vực này đã đua nhau tăng mạnh.
Ngành thức ăn chăn nuôi (TACN) tại Việt Nam đang có sự "chuyển ngôi" rõ rệt bởi thời gian qua có nhiều dự án đầu tư mới, nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập đã được các doanh nghiệp (DN) trong nước khởi động.
Theo báo cáo của Bộ NN & PTNT kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10 năm 2015 ước đạt 2,55 tỷ USD đưa giá trị xuất khẩu của ngành 10 tháng đầu năm 2015 lên 24,61 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước.