Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi xử lý hình sự mới ngăn chặn được

Quy định rõ liều lượng, chủng loại chất cấm không được sử dụng.
Và phải coi tội mua bán chất cấm như buôn lậu ma túy, có khung xử lý hình sự”, Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam bày tỏ
Tại Hội thảo “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” tổ chức sáng 28.10 ở TP.HCM, ông Phan Xuân Thảo - Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM cho biết: Từ đầu năm 2015 đến nay, Chi cục qua kiểm tra tại các cơ sở giết mổ đã phát hiện có 23/120 lô heo và 95/516 mẫu dương tính với chất cấm.
Ngoài ra, khi tiến hành lấy 159 mẫu thịt tươi trên địa bàn thành phố, phát hiện 2 mẫu dương tính.
Ngoài ra, Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố đã lấy 15 mẫu thịt heo tại các siêu thị, cửa hàng, chợ...và phát hiện 4 mẫu có tồn dư chất cấm.
Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam bày tỏ: “Khi các công ty, nhà máy làm thức ăn chăn nuôi bị phát hiện có chất cấm, chỉ phạt từ 80-100 triệu đồng thì không thấm vào đâu.
Những năm qua, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các quyết định về quản lý thức ăn chăn nuôi, trong đó cấm 22 loại hóa chất.
Đến năm 2014, bộ có văn bản bổ sung thêm 4 loại chất cấm.
Tuy nhiên, ra văn bản thì dễ nhưng thực thi mới khó.
Chính vì vậy từ 2005 đến nay mới có việc sử dụng tràn lan chất cấm và kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi”.
Làm sao để thịt heo nhiều nạc, ngon mà vẫn đảm bảo an toàn? Theo tiến sĩ Vương Nam Trung - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi, Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ: “Đơn giản là dùng con giống, chuồng trại, dinh dưỡng, chăm sóc...
Chúng ta cũng có thể dùng các biện pháp dinh dưỡng thay thế, dùng các thức ăn bổ sung”.
Ông Phan Xuân Thảo đề xuất tiếp tục kiểm tra lấy mẫu đột xuất với các nơi nuôi, giết mổ, mua bán thịt heo.
Những nơi từng vi phạm buộc phải lấy mẫu kiểm tra và trả chi phí để nâng cao ý thức của người chăn nuôi.
Còn theo ông Lê Bá Lịch: “Phải đưa nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi thành pháp lệnh hoặc luật quản lý thức ăn chăn nuôi như nhiều nước, mới đủ sức mạnh xử lý vi phạm.
Quy định rõ liều lượng, chủng loại chất cấm không được sử dụng.
Và phải coi tội mua bán chất cấm như buôn lậu ma túy, có khung xử lý hình sự”.
Related news

Nằm sâu trong thung lũng, hơn 1ha chanh trĩu quả ấy mỗi năm mang về cho gia đình ông Đàm Đại (thôn Phước Hòa, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) hơn 100 triệu đồng.

Trong tháng 4/2014, ngành chức năng đã kiểm tra, kiểm dịch hơn 3,8 triệu con tôm post sản xuất trong và ngoài tỉnh Bạc Liêu. Trong đó, kiểm tra 90 xe nhập tỉnh với hơn 1,2 triệu con tôm post, kiểm tra con giống sản xuất trong tỉnh gần 2,6 triệu con tôm post.

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp dưới giá thành sản xuất, người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức 5,4 -5,5 triệu đồng/tạ, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Các hộ chăn nuôi rất phấn khởi và đang dần tái, tăng đàn trở lại.

Hiện nay có một thực tế đang tồn tại, đó là tình trạng tôm nuôi công nghiệp bị chết, người dân bơm xả trực tiếp ra môi trường. Hành vi này không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh trên tôm nuôi phát sinh, lây lan.

Những ngày qua, người trồng hồ tiêu ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), thủ phủ hồ tiêu của cả nước, xôn xao việc thương lái nước ngoài thông qua tiểu thương trên địa bàn lùng mua rễ và gốc cây hồ tiêu. Không rõ việc thu mua này nhằm mục đích gì.../ Nghi án thu mua rễ, gốc tiêu để phá hoại kinh tế?