Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chàng Trai Bỏ Nghề Xây Dựng Làm Trang Trại

Chàng Trai Bỏ Nghề Xây Dựng Làm Trang Trại
Publish date: Thursday. August 29th, 2013

Trang trại nuôi bò vỗ béo của anh Nguyễn Văn Đạt, tại tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) có quy mô mỗi lứa 20 con bò thịt. Đến nay trang trại của anh đã xuất lứa bò thịt đầu tiên, trong thời gian tới anh sẽ tiếp tục đầu tư, hoàn thiện quy mô trang trại, hướng đến quy trình cung cấp bò thịt ổn định.

Xuất thân trong một gia đình đông con với tất cả sáu anh em, gia cảnh khó khăn, vì thế chàng trai thế hệ 8X đã khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Anh Đạt kể: “Ngay từ thời THCS, mỗi ngày sau giờ học tôi đạp xe đi bán cà rem để phụ giúp gia đình. Khi đi học đại học tại Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh với chuyên ngành xây dựng dân dụng, tôi đã đi làm thêm nhiều việc để có tiền trang trải cuộc sống.

Sau khi tốt nghiệp đại học tôi ở lại TP. Hồ Chí Minh làm việc. Qua nhiều năm lăn lộn khắp các công trình trải dọc trên cả nước, đến năm 2013, tôi quyết định trở về vùng đất Ayun Pa lập nghiệp”. Với số vốn có được sau nhiều năm tích cóp, anh quyết định đầu tư trang trại nuôi bò vỗ béo.

Anh Đạt chia sẻ: “Khi là kỹ sư xây dựng, tôi đã tham gia thiết kế, xây dựng một số trang trại nuôi bò. Qua đó, tôi nhận thấy mô hình nuôi bò vỗ béo đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu so sánh thì điều kiện để chăn nuôi bò tại các tỉnh khác không thuận lợi bằng địa phương mình. Điển hình như một trang trại tại Đà Lạt, họ phải đầu tư khoan giếng tưới cỏ tốn hàng trăm triệu đồng, nguồn rơm cũng nhập từ nơi khác về nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế.

Ngược lại, tại Ayun Pa nguồn nước tưới phong phú từ các hồ đập, kênh thủy lợi, nguồn rơm sẵn có tại chỗ, chỉ tốn công thuê người thu gom, giống bò thịt tại địa phương khá phong phú, đảm bảo cung cấp đủ số lượng bò cho trang trại. Vì thế trong tôi đã nảy ra ý định hình thành một trang trại nuôi bò vỗ béo cho riêng mình ngay tại quê nhà và đến nay tôi đã thực hiện thành công ý tưởng của mình”.

Với quy mô 20 con bò thịt, anh Đạt đã đầu tư 1,1 ha đất trồng cỏ VA06, đây là giống cỏ cho năng suất cao 1 năm đạt 600 tấn/ha, đảm bảo cung cấp cỏ cho chăn nuôi. Anh Đạt cho hay: “Tính đến nay số vốn đầu tư vào trang trại khoảng 1 tỷ đồng, trong đó 500 triệu đồng đầu tư vào cơ sở hạ tầng gồm tiền mua đất, đầu tư xây dựng chuồng trại, 500 triệu đồng đầu tư vào việc mua bò và cỏ giống.

Bò sau khi nhập về trang trại, trung bình 2 tháng đối với bò trưởng thành và 3 tháng đối với bò từ 12 tháng tuổi trở lên sẽ xuất chuồng. Trong điều kiện vỗ béo cho bò phải đảm bảo các điều kiện như thường xuyên đảm bảo đủ lượng cỏ, cung cấp đầy đủ lượng ăn tinh (cám gạo) thì bò mới đạt hiệu quả kinh tế. Trung bình mỗi con bò sau khi xuất chuồng, trừ hết các khoản chi phí còn lãi khoảng 2 triệu đồng”

Với nhu cầu thị trường hiện nay, anh Đạt khẳng định, bò thịt luôn luôn khát hàng, với các mối thu mua ổn định từ Nha Trang và TP. Hồ Chí Minh trang trại anh không lo việc bị tồn bò thịt. Hiện tại mỗi tháng trang trại anh xuất đi 10 con bò thịt, nếu có nhiều hơn thì thị trường các nơi vẫn đảm bảo “hút” hàng.

Ngoài ra việc nuôi bò ít gặp phải rủi ro dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăn nuôi. Cái khó khăn chính là nguồn vốn đầu tư cao, một con bò nhập về để vỗ béo có giá trên 20 triệu đồng, đối với bê cũng có giá trên 10 triệu đồng. “Vì thế khó khăn về vốn đầu tư là điều trăn trở đối với tôi khi muốn hình thành một trang trại nuôi bò vỗ béo”-anh Đạt chia sẻ.

Hiện tại trang trại anh đã tạo việc làm cho 2 lao động. Trong thời gian tới, anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cỏ để đảm bảo đủ lượng cỏ cung cấp cho việc chăn nuôi, nâng cấp chuồng trại, số lượng bò thịt, đầu tư mở rộng đường bê tông nông thôn để ô tô có thể vào đến tận trang trại…


Related news

Kết Nối Cung Ứng Giống Hướng Đi Bền Vững Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Hà Tĩnh Kết Nối Cung Ứng Giống Hướng Đi Bền Vững Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Hà Tĩnh

Ngày trước, người nuôi tôm trong tỉnh Hà Tĩnh phải “khăn gói” vượt hàng trăm cây số đi mua con giống về thả. Giờ chỉ cần đặt hàng, đúng hẹn là các doanh nghiệp (DN) sản xuất có uy tín sẵn sàng chở con giống đến tận ao nuôi... Sự kết nối của DN với người dân không chỉ giải bài toán thiếu hụt về nguồn giống tại chỗ mà còn là hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm.

Friday. May 24th, 2013
Gà Rẻ Hơn Rau, Thật Không? Gà Rẻ Hơn Rau, Thật Không?

Trước thông tin giá gà thương phẩm hiện giảm xuống chỉ còn 18.000 đồng/kg, trao đổi với PV Báo SGGP chiều 22-5, ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, sự thật là giá gà đang rẻ như… rau nhưng chỉ đúng với loại gà công nghiệp trắng, còn các loại khác chỉ giảm nhẹ.

Saturday. May 25th, 2013
Năng Suất Mía Lên Đến 242 Tấn/ha Năng Suất Mía Lên Đến 242 Tấn/ha

Thông tin từ Bộ phận khuyến nông Casuco, vụ mía 2012 - 2013 vừa qua có 179 hộ đăng ký chấm điểm để trở thành thành viên Câu lạc bộ (CLB) trồng mía đạt năng suất 200 tấn/ha/năm do Casuco thành lập, tăng 55 hộ so với cùng kỳ. Đến thời điểm này, nhân viên khuyến nông của công ty đã chấm điểm tất cả các rẫy mía do hộ dân đăng ký.

Tuesday. May 28th, 2013
Cuộc Chiến Cam – Bưởi Nghịch Lý Trồng – Chặt Cuộc Chiến Cam – Bưởi Nghịch Lý Trồng – Chặt

Bất chấp những khuyến cáo, cảnh báo của ngành chức năng, không ít nhà vườn ở các địa phương vùng ven huyện Châu Thành (Hậu Giang) và một số xã của thị xã Ngã Bảy đổ xô cải tạo vườn tạp, thậm chí đốn bưởi Năm Roi, chuyển đất trồng lúa để trồng cam sành. Trong khi, cây bưởi Năm Roi, lúa đang được khuyến khích duy trì và phục hồi diện tích nhưng ngày càng bị thu hẹp dần.

Thursday. May 30th, 2013
Chăn Nuôi Cầm Chừng Vì Giá Bán Thấp Chăn Nuôi Cầm Chừng Vì Giá Bán Thấp

Chăn nuôi là thế mạnh của huyện Bảo Thắng (Lào Cai) nhiều năm qua, mặc dù vậy, người sản xuất ở huyện Bảo Thắng hiện đang phải sản xuất "cầm chừng" bởi những khó khăn do khách quan.

Friday. May 31st, 2013