Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì sao lúa đặc sản Hậu Giang 2 chưa có chỗ đứng?

Vì sao lúa đặc sản Hậu Giang 2 chưa có chỗ đứng?
Publish date: Wednesday. August 12th, 2015

Năm 2008, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đã xét duyệt cho một đề tài khoa học “Nghiên cứu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giống lúa Hậu Giang 2 cho tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với mục tiêu xây dựng một nhãn hiệu hàng hóa cho giống lúa Hậu Giang 2. Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện lúa ĐBSCL đã đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm đề tài này. Khi bắt đầu thực hiện, ai cũng nghĩ đến một tương lai rất tươi sáng cho Hậu Giang vì sẽ tìm ra được một loại lúa đặc sản mang đặc trưng riêng của tỉnh.

Qua thời gian nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài bước đầu đã tìm được địa điểm để nhân giống thử nghiệm, cũng như là nơi cung ứng giống lúa này về sau. Với quy mô 20ha trồng thử nghiệm tại ấp 4, thị trấn Long Mỹ, người dân trong khu vực và lân cận cũng dần biết đến lúa Hậu Giang 2. Các ngành chức năng cũng tham gia để thực hiện chủ trương chung của tỉnh. Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, cho biết: Vào thời điểm năm 2009, đơn vị cũng tập trung tuyên truyền, quảng bá để người dân trồng thử giống lúa này để tạo vùng nguyên liệu cũng như quảng cáo thương hiệu nông sản đặc trưng của tỉnh. Ban đầu, số lượng bán ra cũng khá nhiều. Tuy nhiên, chỉ hơn một năm sau đó, nhu cầu của nông dân trồng giống lúa này ít đi vì bị thương lái mua giá cào bằng với lúa thông thường.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nhân giống lúa ấp 4, thị trấn Long Mỹ, đánh giá: “Năm đó, đơn vị tham gia đề tài để hy vọng xây dựng một loại giống lúa chủ lực cho tỉnh nhà. Nhiều thành viên HTX háo hức, tham gia trồng thử. Tuy nhiên, sau vài vụ trồng và tiêu thụ lúa hàng hóa, nhiều người lại thất vọng vì lúa bị bạc bụng, tỷ lệ chà ra gạo thấp, lại kém thơm hơn những lúa khác”.

Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp Nguyễn Thế Tự phân tích: Giống Hậu Giang 2 muốn tiếp tục được chọn là lúa đặc sản thì cần phải được phục tráng để nâng cao tỷ lệ chà gạo, độ thơm cũng như năng suất. Được biết, tham gia đề tài, huyện Phụng Hiệp có 20ha ruộng được chọn để trồng khảo nghiệm. Khi nghe tin về giống lúa đặc sản mới, nông dân cũng đến tham khảo, thậm chí mua về chà gạo ăn thử nhưng chưa hài lòng lắm. Ông Trần Thành Chắc, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: Chà gạo ăn thử thì thấy sao nó không được thơm như giống lúa ngang bằng giá khác như OM 4900. Vả lại, nông dân mình thì thích gạo hơi khô cơm nên không thích Hậu Giang 2 lắm vì cơm hơi nhão.

Theo tập quán trồng lúa, đa số nông dân thường thích trồng lúa ngắn ngày để có thể tranh thủ trồng thêm vụ 3. Lúa Hậu Giang 2 chưa đáp ứng được yêu cầu này. Thời gian sinh trưởng của lúa dài hơn những giống khác trên 5 ngày đã khiến cho nhiều nông dân quay lưng lại với Hậu Giang 2.

Cùng chính vì những điểm yếu này mà cho đến nay, giống lúa Hậu Giang 2 không được nhân rộng nhiều mà chỉ còn trồng rải rác tại một vài hộ ở thị trấn Long Mỹ. Hiện nay, trên tổng số 34,5ha đất sản xuất lúa của HTX nhân giống lúa ấp 4, thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ, thì chỉ còn khoảng 2ha là trồng giống lúa Hậu Giang 2. Theo ông Phạm Văn Hòa, thành viên HTX, thì giống lúa này cũng không cho năng suất cao như IR 50404 nhưng vì quen với việc canh tác Hậu Giang 2 mấy năm nay nên ông tiếp tục duy trì trồng với diện tích nhỏ để chà gạo cho gia đình ăn.

Có thể nói, việc xây dựng thương hiệu cho lúa Hậu Giang 2 không phải dễ, trong một ngày một bữa là hoàn thành nhưng thời gian nghiên cứu đề tài quá dài (hơn 6 năm) khiến cho việc quảng bá lúa cũng không đạt được kết quả như mong đợi. Chính vì vậy, tại buổi nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giống lúa Hậu Giang 2 cho tỉnh Hậu Giang”, nhiều đại biểu đã góp ý, lúa Hậu Giang 2 cần tiếp tục được phục tráng để không bị thoái hóa giống, tăng năng suất, mùi thơm,… Có vậy, Hậu Giang 2 mới mong từng bước lấy lại niềm tin trong lòng nông dân Hậu Giang và vực dậy danh tiếng trong thời gian tới.


Related news

Chống Hạn Cho Cây Trồng Vụ Mùa Chống Hạn Cho Cây Trồng Vụ Mùa

Trước tình hình nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới thiếu nghiêm trọng, tỉnh ta đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, chủ động triển khai nhiều biện pháp sản xuất, quyết tâm giành thắng lợi vụ Mùa năm nay. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, quanh vấn đề này.

Friday. July 18th, 2014
Nông Dân Viện Cớ Cao Su Không Có Mủ Để Chặt Hạ? Nông Dân Viện Cớ Cao Su Không Có Mủ Để Chặt Hạ?

Tại huyện Chư Prông, nơi phát triển cây cao su mạnh nhất tỉnh Gia Lai với 34.000ha, đã có trên 30 hộ dân đốn hạ hàng trăm hec ta vườn cao su đang ở độ tuổi cho mủ. Hiện tượng chặt bỏ cây cao su bắt đầu diễn ra từ năm 2013, nhưng rầm rộ nhất là đầu năm 2014, khi giá cao su xuống đến đáy.

Saturday. August 2nd, 2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Giảm Nghèo Bền Vững Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Lang Chánh Hiệu Quả Từ Mô Hình Giảm Nghèo Bền Vững Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Huyện Lang Chánh

6 tháng đầu năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Lang Chánh đã thành lập được 20 nhóm tiết kiệm, quyên góp gần 258 triệu đồng, xét cho 241 lượt hội viên vay vốn sản xuất, nâng tổng số lên 117 nhóm tiết kiệm trong toàn huyện với tổng số tiền thu được là 1 tỷ 136 triệu đồng cho 3.411 lượt hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế.

Saturday. August 2nd, 2014
Gần 1 Tháng Nghị Định 36 Về Cá Tra Có Hiệu Lực Gần 1 Tháng Nghị Định 36 Về Cá Tra Có Hiệu Lực

Nghị định số 36/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 29/4/2014 đã có nhiều cuộc họp để lấy ý kiến các ngành liên quan.

Friday. July 18th, 2014
Đập Phá Trại Ong Vì Sợ... Hại Lúa Đập Phá Trại Ong Vì Sợ... Hại Lúa

Những ngày qua, do lo sợ ong mật bu bám vào lúa đang thời kỳ trổ bông sẽ làm giảm năng suất, một số người dân ở Quảng Ngãi đã kéo đến trại nuôi ong đập phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định nuôi ong mật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cây trồng tăng năng suất.

Saturday. August 2nd, 2014