Vì Sao Giá Thanh Long Đầu Vụ Hạ Thê Thảm?

Nguyên nhân chính được xác định là do thương lái ép giá, dựng nên câu chuyện xuất khẩu sang Trung Quốc bị hạn chế.
Những ngày qua, thanh long từ các nhà vườn bán ra giá chỉ bằng 1/3 so với trước đây. Mức giá này khiến người trồng thanh long ở các tỉnh như Bình Thuận, Long An điêu đứng.
Tại huyện Châu Thành, Long An, nơi có hơn 1.000 ha thanh long, người trồng đang kêu trời vì thương lái không đến thu mua. Theo nhiều chủ vườn, các thương lái chỉ chịu mua với giá 9.000 đồng/kg với thanh long ruột đỏ loại 1, tức bằng một phần ba thời điểm cách đây 1 đến 2 tháng.
Ông Bảy Trọng ở xã Long Trì, Châu Thành có 2 ha thanh long ruột đỏ đang đau đầu trong việc tìm thương lái: “Nhà tui chín đỏ vườn mà giá bán rẻ quá. Giá thấp như vậy lái nó cũng không thèm mua nữa, không biết xoay cách nào”, ông Bảy Trọng than.
Để giải quyết bớt lượng thanh long đang treo đỏ vườn, nhiều nông dân chọn cách mang ra vệ đường bán cho khách. Chị Mai Ân là một trong số đó. “Mang ra đường bán như thế này, mệt một chút nhưng giá đỡ hơn được 1.000 đến 2.000 đồng/kg, mong thu hồi lại được ít vốn chuẩn bị vụ sau”.
Tại thủ phủ thanh long Bình Thuận, nông dân Nguyễn Xuân Hải, huyện Hàm Thuận Nam cho biết, giá thanh long ruột đỏ xuất khẩu dao động ở mức 8.000 đến 10.000 đồng/kg, thấp hơn đến 20.000 đồng so với giá cách đây 1 tháng. Và cũng như ở Long An, thương lái ép giá và không mua nếu nông dân kì kèo, thắc mắc.
Nguyên nhân giá thanh long giảm mạnh được các thương lái ở địa phương này đưa ra là do cửa khẩu ùn ứ, Trung Quốc không cho nhập khẩu nên họ không dám thu mua, hoặc nếu mua thì chỉ mua lượng ít với giá thấp, đề phòng không bán được.
Thế nhưng, theo ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, tình hình thông thương ở cửa khẩu Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường, không có chuyện cấm nhập khẩu các mặt hàng nông sản trong đó có thanh long của Việt Nam. Nhiều container thanh long của các công ty lớn tại Bình Thuận qua thị trường này đã trở về và đang lấy hàng đi tiếp. “Chắn chắn là không có chuyện Trung Quốc đóng cửa khẩu hay ngừng mua thanh long”, ông Hưng khẳng định với Zing.vn.
Cũng theo ông Hưng, một số thương lái đang dựng lại câu chuyện ùn ứ dưa hấu đầu năm ở cửa khẩu để ép giá thanh long với nông dân. Một số khác thì không dám thu mua, hoặc mua rất ít với giá thấp, chính những điều này khiến thị trường thanh long rối loạn.
Ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc công ty thanh long Hoàng Hậu, Bình Thuận, đơn vị có đến 60% lượng hàng thanh long xuất sang Trung Quốc, cũng cho biết các đơn hàng vẫn được tiến hành bình thường trong thời điểm này, xe lưu thông qua cửa khẩu vẫn đều đặn.
Cũng theo ông Hiệp, hiện nay do nhiều loại trái cây vào chính vụ nên thị trường dội hàng, thanh long không còn là loại trái cây được ưu tiên nữa. Hơn nữa loại trái cây này đang vào chính vụ, giá đương nhiên giảm hơn mùa chong điện.
Related news

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con, tuy nhiên nghề này vẫn tồn tại những rủi ro rất cao, thậm chí có những vụ nhiều bà con phải mất trắng. Với thời điểm hiện tại khi tình hình thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo các biện pháp kiểm soát chất lượng về môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh trên diện tích ao tôm vẫn còn nhiều hạn chế, nên việc tôm bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt trong thời gian qua là điều không thể tránh khỏi, gây thiệt hại rất lớn đến với các hộ nuôi. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, toàn huyện hiện có 49 ha với 44 triệu con giống đang bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng.

Từ tháng 3/2013 đến nay, trên các cánh đồng ớt ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), không khí tất bật mùa thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt thu mua khá cao và ngày càng tăng, từ 12.000 đồng/kg lên gần 25.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua nên đầu ra quả ớt rất thuận lợi.

Thời gian qua, nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do biến động kinh tế đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có con cá tra. Thêm vào đó, đợt xét thuế chống bán phá giá lần thứ 8 của Bộ Công Thương Mỹ làm cho "đầu ra" của con cá tra đã khó lại càng thêm khó.

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất cát bạc màu, thiếu nước tưới, ngoài một số ít diện tích chủ động nước sản xuất lúa, đất nông nghiệp ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) chỉ phù hợp với cây mì; song trồng mì thời gian dài làm cho đất nghèo dinh dưỡng, hiệu quả không cao. Trong điều kiện như vậy, những năm gần đây người dân chuyển sang trồng cây đậu phụng và điều đó đã giúp họ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tuy đã vào mùa vụ thả nuôi tôm mới, nhưng cho đến nay tình hình dịch bệnh, nắng nóng vẫn chưa được cải thiện đã tạo nên tâm lý lo ngại của các hộ nuôi.