Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì Sao Giá Mì Giảm ?

Vì Sao Giá Mì Giảm ?
Publish date: Tuesday. February 28th, 2012

Để tìm hiểu chính xác giá củ mì tươi mà các nhà máy chế biến đã mua của nông dân bao nhiêu, chúng tôi tìm đến “vương quốc” mì ở Tây Ninh với diện tích trồng lên hơn 40.000 ha. Đặc biệt, hai năm gần đây, mỗi năm tăng thêm không dưới 7.000 ha.

Ông Nguyễn Thanh Hà - PGĐ Cty TNHH Khoai mì Tây Ninh (Mì Thái Lan), khi nhận câu hỏi này đã xin khất nửa buổi để yêu cầu bộ phận kế toán Cty kiểm tra và thống kê lại. Sau đây là số liệu của Cty cung cấp, tháng 1 và tháng 2 năm 2011, giá củ mì tươi là 2.327 đ/kg và 2.551đ/kg (hàm lượng tinh bột đảm bảo 30%) thì tháng 1, 2/2012 còn 2.010 đ/kg và 1.834 đồng/kg. Như vậy, so với cùng thời điểm này năm ngoái, giá củ mì tươi giảm khoảng 300 đ/kg (tháng 1) đến 700 đ (tháng 2). Ông Hà cho biết, lâu nay chúng ta XK bột mì qua Trung Quốc chủ yếu là con đường tiểu ngạch, hoàn toàn phụ thuộc vào họ, nên khi hàng ách tắc ở cửa khẩu biên giới phía Bắc thì cũng có nghĩa là nhu cầu chế biến nguyên liệu từ các nhà máy mì trong nước chậm lại, tức đồng nghĩa với việc giá củ mì sẽ tụt giảm.
Ông Lê Sâm, chủ một DN chế biến XK mì ở huyện Tân Châu tiết lộ, mỗi ngày cơ sở ông chế biến khoảng 400 tấn củ mì tươi cho ra khoảng 400 tấn bột thành phẩm (4 kg mì tươi đưa vào nhà máy chế biến sẽ cho 1 kg bột mì - PV), cứ 2 tuần DN ông XK qua Trung Quốc được 5.000 tấn bột mì. Tuy nhiên, gần đây khi phía Trung Quốc kiểm tra một số lô hàng tại các cửa khẩu thì phát hiện chất lượng khoai mì (tức hàm lượng tinh bột) của một số DN trong nước không đúng như trong thỏa thuận ban đầu của hợp đồng đã ký, nên họ chặn lại không chịu NK hoặc yêu cầu điều chỉnh giảm giá.
Trong khi giá thành SX 1 kg tinh bột mì là 8.000 đ/kg mà giá XK bị ép còn khoảng 8.000 đ thì các DN làm sao chịu nổi. “Năm nay có một thực tế là hàm lượng tinh bột không cao bằng năm ngoái làm ảnh hưởng đến chất lượng bột mì xuất khẩu. Nguyên nhân chính là do người ta đổ xô trồng mì quá nhiều, trong đó không ít diện tích trồng lâu năm nên có dấu hiệu bạc màu, cây mì xuất hiện một số bệnh thường gặp như chổi rồng, vàng lá... khiến NS và chất lượng tinh bột giảm!” - ông Sâm giải thích.
“Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn khoai mì khô các loại, trong đó có 90% bán sang Trung Quốc. Do đó, để tránh chuyện bị ép giá khi nguyên liệu tập trung tại các cửa khẩu của hai nước vì những vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng thì các cơ quan chức năng trong nước cần sớm ban hành những tiêu chuẩn chất lượng khoai mì cho xuất khẩu. VN và Trung Quốc có thể cùng đặt ra những tiêu chuẩn về XNK khoai mì hoặc chúng ta có thể đặt ra để DN Trung Quốc căn cứ vào đó mà thu mua với những khung giá thích hợp với các tiêu chuẩn loại 1, loại 2... Từ đó sẽ tránh bị các DN Trung Quốc ép giá” (ông Lê Sâm)
Theo ông Nguyễn Văn Quản, Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở NN-PTNT), thống kê hàng năm toàn tỉnh Tây Ninh SX khoảng 1,2 triệu tấn củ mì và nhập thêm khoảng 700-800 ngàn tấn ngoài tỉnh, chủ yếu là của nông dân địa phương sang bên Campuchia (CPC) thuê đất trồng. Nếu tính NS bình quân 30 tấn/ha, với giá bán hiện nay là 1.800 đ/kg, sẽ thu 54 triệu, 1 ha đầu tư (phân bón, công lao động...) khoảng 20-30 triệu, nếu SX tại chỗ thì người nông dân may ra còn lời vài chục triệu/ha, còn đi thuê đất trồng mì thì tiền thuê ăn hết tiền lãi. “Ngoài ra, trong thực tế vẫn có vùng do nông dân trồng mì lâu năm, cây mì bị bệnh nấm trên thân, lá, người dân không thể phòng trị được nên NS thấp từ 10-15 tấn/ha, với NS này rõ ràng sẽ lỗ!” - ông Quản nói.
Tại xã Tân Đông, huyện Tân Châu nằm giáp ranh với biên giới CPC qua cửa khẩu Kà Tum, theo ước tính của ông Đỗ Khắc Lợi, Chủ tịch HND xã, trong niên vụ 2011-2012 có rất nhiều nông dân xã này qua huyện Mi-mốt, tỉnh Konpong cham, CPC để thuê hơn 1.000 ha đất trồng mì. Hiện nay, theo ông Lợi, rất nhiều người kêu lỗ, một phần do giá mì giảm, phần khác do NS và chất lượng mì năm nay cũng thấp, trong khi tiền thuê đất cao từ 10-15 triệu/ha.
Đơn cử như ông Bảy Liên, ở ấp Đông Hiệp qua CPC trồng 100 ha mì với giá thuê 15 triệu/ha. Ông cho biết, lúc mì được mùa - được giá nên ai cũng tưởng dễ ăn, giá nào cũng thuê, sang đó trồng mới biết, từ hom giống, vật tư NN đều cao hơn ở VN 5-10%. Năm ngoái, NS còn được, năm nay cây mì dở chứng bệnh vàng lá đồng loạt, không bán sớm thì lượng tinh bột mì sẽ giảm. “Tôi vay Quĩ tín dụng 200 triệu lãi suất 20%/năm, năm ngoái thu về 35 tấn/ha; năm nay chưa đến 20 tấn/ha. Với giá bán 1.750 đ/kg, vị chi thu 35 triệu/ha, trừ đi tiền thuê đất đã 15 triệu, còn lại có 20 triệu, trong khi chi phí nào là phân tro, nhân công, đường sá xấu nên phải dùng máy cày (3-4 tấn/xe) vận chuyển về VN bán với chi phí 150-170 ngàn/xe, đóng thuế nhập khẩu “hai đầu” bên CPC là 150 ngàn/xe, ở VN là 300-700 ngàn/xe..., tính ra thì lỗ!”.


Related news

Cá Da Trơn Trung Quốc Giữ Giá Do Dịch Bệnh Cá Da Trơn Trung Quốc Giữ Giá Do Dịch Bệnh

Tỷ lệ cá da trơn bị bệnh đã tăng lên trong vùng nuôi trồng chính ở phía đông bắc Trung Quốc kể từ tháng 5 và chưa có nhiều cải thiện trong tháng 6. Kết quả là giá cá da trơn tăng cao tại chợ thủy sản Baishazhou Vũ Hán, từ đó kích thích người nông dân Hồ Bắc nuôi cá da trơn .

Saturday. September 13th, 2014
Nhu Cầu Cá Thịt Trắng Ở Nga Tiếp Tục Tăng Nhu Cầu Cá Thịt Trắng Ở Nga Tiếp Tục Tăng

Chắc chắn thị trường Nga sẽ phải thay thế cá hồi NK để cung cấp cho các kênh bán hàng hiện có, nhưng sẽ rất khó nếu không có cá từ Na Uy. Không phải cái gì có thể thay thế trực tiếp. Cá hồi tươi Na Uy là ví dụ. Thủy sản đông lạnh từ Chile có khả năng đi vào thị trường Nga với khối lượng lớn hơn, nhưng điều này không thay thế trực tiếp cho cá Na Uy tươi.

Saturday. September 13th, 2014
Việc Thiếu Dữ Liệu Ảnh Hưởng Tới Việc Đánh Giá Nguồn Lợi Cá Ngừ Thái Bình Dương Việc Thiếu Dữ Liệu Ảnh Hưởng Tới Việc Đánh Giá Nguồn Lợi Cá Ngừ Thái Bình Dương

Tokelau chủ tịch của Nhóm công tác về Khoa học của FFA Tiga Galo lại kêu gọi thực hiện nghĩa vụ mà tất cả các thành viên đã cam kết khi họ tham gia vào WCPFC, đó là cung cấp đầy đủ dữ liệu khai thác và nỗ lực về hoạt động của các tàu đánh cá của họ trong khu vực.

Saturday. September 13th, 2014
Thủy Sản Việt “Chắc Chân” Ở Australia Thủy Sản Việt “Chắc Chân” Ở Australia

Bà Nguyễn Hoàng Thúy, đại diện thương mại của Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết đơn vị này cùng với VASEP đang nỗ lực cung cấp thông tin giúp DN trong nước cập nhật được nhu cầu thủy sản tại Australia; chính sách về thương mại, quản lý chất lượng... Qua đó, DN Việt có thế tự kết nối hoặc tập hợp các DN trong nước để kết nối với thị trường thủy sản lớn này.

Saturday. September 13th, 2014
Chile Xuất Khẩu Thủy Sản Tăng 24% Chile Xuất Khẩu Thủy Sản Tăng 24%

Trong 5 tháng đầu năm, XK cá biển đạt 247.500 tấn, với giá trị lên tới 525, 2 triệu USD. XK bột cá đạt 107.505 tấn, thu về 159,9 triệu USD, giảm 12,4% về khối lượng và 29,7% về giá trị. Các thị trường chính của bột cá Chile là Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Italia. Trong tổng số bột cá XK, 66,9% bột cá siêu cao cấp; 21,7% bột cá cao cấp; 10,2% bột cá chất lượng chuẩn.

Saturday. September 13th, 2014