Vào Mùa Trồng Kiệu Vụ Tết Cho Năng Suất Cao, Được Giá
Cây kiệu được sử dụng củ và lá để làm các món ăn. Nhiều nơi nông dân trồng kiệu luân canh lúa cho hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 7 lần trồng lúa. Đặc biệt kiệu trồng vào tháng 9 – 11, thu hoạch vào tháng 1 – 2 bán vào dịp Tết Nguyên đán rất được giá, năng suất lại cao.
Kiệu thích hợp đất thịt nhẹ, pha cát, tơi xốp giàu mùn, dễ thoát nước, độ pH từ 6 - 6,5, nhưng các loại đất phù sa ven sông là tốt nhất. Làm đất cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng khoảng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm.
Bón phân cho kiệu: Ở Trung Quốc, nghiên cứu về hiệu quả bón phân N, P, K trên sự phát triển cây kiệu và hiệu quả bón phân trong sản xuất kiệu trên đồng ruộng cho thấy liều lượng cho sự phát triển tối đa chiều dài thân cây kiệu (92,88cm) là 371,30 N; 157,5 P2O5 và 309,58 K2O (kg/ha). Liều lượng tối ưu cho phát triển tối đa chiều rộng thân cây kiệu (1,769 cm) là 350,63 N; 157,5 P2O5 và 225 K2O (kg/ha).
Năng suất đạt cao nhất (55.805,06 kg/ha) với liều lượng phân bón là 394,08 N; 193.62 P2O5 và 225 K2O (kg/ha). Trong đó, liều lượng N, P và K áp dụng cho hiệu quả kinh tế (lợi nhuận) tối ưu là 391,35 N, 192,97 P2O5 và 225,00 K2O (kg/ha). (Nguồn: Lin, C.H., và ctv, Plant Nutrition and Fertilizer Science (2009), Chinese).
Ở nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu phân bón cho cây kiệu, tuy nhiên trồng kiệu luân canh lúa, bà con có thể tham khảo khuyến cáo sau đây kết hợp với kinh nghiệm và tình trạng đất đai, cây trồng và loại phân áp dụng để điều chỉnh phân bón sao cho có hiệu quả:
Bón lót: Lượng phân cần bót lót cho 1.000m2 đất trồng kiệu là: 2,5 – 3 tấn phân chuồng/hữu cơ + 30kg lân supe + 15kg phân KCl + 10kg tro trấu và vôi nếu đất chua. Toàn bộ lượng phân dùng để bón lót được rải đều trước khi lên luống để trồng.
Bón thúc: Trong thời gian trồng từ 3 – 5 tháng tùy theo mùa vụ và giá bán (hay để lâu để lấy củ già bán giống), có thể bón thúc phân cho cây kiệu vài lần, mỗi lần cách nhau 12 – 15 ngày với lượng phân từ 3,5 – 4kg urê + 1kg KCl cho 1.000m2. Bón bằng cách hòa nước tưới vào gốc hoặc rải phân giữa các hàng rồi kết hợp làm cỏ, vun gốc và tưới nước.
Các nghiên cứu nước ngoài còn khuyến cáo áp dụng phân hữu cơ sinh học và phân bón lá Humic Acid nhằm giảm phân hóa học và giảm ô nhiễm đất đai, nguồn nước và sản phẩm. Đồng thời dùng phân hữu cơ sinh học còn giúp tăng năng suất củ, kéo dài thời gian bảo quản, giảm thất thoát trọng lượng củ.
Ngoài ra còn khuyến cáo áp dụng phân gia cầm với lượng 2 tấn/1.000m2 sản xuất nhằm giúp tăng năng suất và chất lượng củ và lá của cây kiệu.
Related news
Đạ Huoai, vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất ở Lâm Đồng, đang tiếp tục bị thiệt hại nặng do nấm Phytophthora Palmivora gây ra trên diện rộng. Đáng chú ý, hiện tượng bệnh nấm gây hại tại hầu hết tám xã và hai thị trấn của huyện đã kéo dài hơn 10 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục được
Sau 3 tháng chăm sóc, những cây bí này bắt đầu ra hoa, kết trái. Theo sự chỉ dẫn của những người bạn ở bên Mỹ, ông Phan hái bỏ những quả nhỏ, yếu, chỉ để lại những quả to, khỏe để cây tập trung nuôi dưỡng. Đến nay, vườn bí ngô của gia đình người đàn ông này có 24 quả chín, có màu vàng bóng, vỏ mỏng
Theo nhiều đánh giá, mô hình nuôi cua đồng cho lợi nhuận cao, một phần do cua nhanh cho thu hoạch, dễ tiêu thụ, dễ chăm sóc, một phần là do trên cùng một diện tích đó, người dân có thể thu được 3 - 4 sản phẩm có giá trị kinh tế khác như lúa, chạch, cá...
Cây bần chua được trồng trên tuyến đê của xã Triệu Phước thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị không chỉ trở thành một “vành đai xanh” chắn sóng mà còn tạo thêm thu nhập cho người dân.
Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia (TTKNKNQG) phối hợp Sở NN-PTNT Hà Nội vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với Chuyên đề “Liên kết trong SX và tiêu thụ RAT theo hướng VietGAP”. Các đại biểu đã mổ xẻ, phân tích thì thấy rằng mô hình RAT vẫn loay hoay chưa tìm được bước đi đột phá.Các địa phương vẫn đang loay hoay tìm hướng phát triển RAT