Vẫn Khuyến Khích Trồng Cao Su

Với những lợi thế của cây cao su, tỉnh Quảng Nam vẫn khuyến khích các công ty và người dân trồng loại cây này.
Trước đề nghị của cử tri về việc cần quy hoạch và không nên khuyến khích đầu tư trồng cây cao su nhằm tránh nguy cơ thiên tai gây thiệt hại nặng, UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, cây cao su vẫn là cây có lợi thế so với các loại cây trồng khác, góp phần phát triển kinh tế miền núi còn nhiều khó khăn.
Theo đó, thiệt hại do thiên tai gây cho cây cao su không cao, chỉ dưới 4% tổng diện tích… Cụ thể, năm 2009 cây cao su thiệt hại 150 ha/3.900 ha, chiếm 3,8% so với tổng diện tích. Năm 2013 thiệt hại hơn 400 ha/10.000 ha, chiếm gần 4%. Các năm còn lại thiệt hại không đáng kể.
Thời gian qua, việc phát triển cây cao su đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho hơn 1.500 lao động và công nhân khai thác có mức lương 10 triệu đồng/tháng.
Related news

Có những làng chài các thế hệ nối tiếp nhau đi biển, gắn chặt cuộc đời mình với những dập dềnh của sóng, mặn mòi của biển và cả những cơ cực, hiểm nguy khi vươn khơi giữa đại dương mênh mông.

Do phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, tiết giảm chi phí sản xuất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm gần đây, mô hình kết hợp tôm - lúa phát triển khá mạnh tại các tỉnh, thành ven biển vùng ĐBSCL.

Cả gan đi đầu và làm lớn, nhưng ông Bùi Ngọc Liêm lại chưa từng nếm mùi thất bại trong sản xuất- kinh doanh. Ngạc nhiên với điều này nên mặc dù trời rét đậm, mưa phùn dày hạt, chúng tôi vẫn nằng nặc bảo ông Liêm đưa ra ao tôm để mục sở thị điều ông nói: “Làm giàu không khó!”.

Bây giờ, về làng biển Hải Ninh (huyện Quảng Ninh - Quảng Bình) cứ nghe xôn xao chuyện nuôi tôm trên cát. Ba năm trở lại đây, ai mất mùa cứ mất mùa, riêng người dân biển Hải Ninh nuôi tôm cứ thu nhập tiền tỷ đều.

Ông Hòe đã trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề này trước thềm năm 2014. Ngoài cơ hội, ông cũng lưu ý về những nguy cơ mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu sản phẩm của họ theo đường tiều ngạch.