Vải thiều Việt Nam có giá tới 250.000 đ/kg tại Australia
Ngày 29/6, tại thành phố Melbourne (miền Nam Australia) đã tưng bừng diễn ra “Ngày Vải thiều Việt Nam”.
Sự kiện do Thương vụ Việt Nam phối hợp với Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia tổ chức nhằm quảng bá trái vải thiều của Việt Nam tại Xứ sở Chuột túi.
Hoạt động trên diễn ra chỉ hơn 1 tuần sau khi hàng chục tấn vải thiều trong các lô hàng thử nghiệm đầu tiên được nhập khẩu vào Australia.
Hưởng ứng “Ngày Vải thiều Việt Nam,” rất đông bà con Việt kiều, du học sinh cũng như người Australia và du khách quốc tế ở Melbourne đã đến thưởng thức, mua trái vải Việt Nam.
Dù giá vải thiều tại đây lên tới 14,99 AUD (tương đương 250.000 đồng)/kg, song trong ngày diễn ra sự kiện này, khoảng 300kg vải thiều đã được tiêu thụ.
Phát biểu tại sự kiện này, bà Nguyễn Hoàng Thúy, Trưởng đại diện Thương vụ tại Australia, cho biết đây là mùa đầu tiên trái vải tươi của Việt Nam vào được thị trường Australia, lại được cấp phép sát vụ thu hoạch, nên với số lượng vải được tiêu thụ nhanh trong ngày diễn ra sự kiện này là “vượt ngoài mong đợi”.
Với sự phản hồi khá tích cực từ người tiêu dùng, đặc biệt từ những kiều bào xa Tổ quốc khi lần đầu tiên sau nhiều năm được thưởng thức hương vị tươi ngon của trái vải thiều quê nhà, bà Nguyễn Hoàng Thúy bày tỏ tin tưởng trái vải Việt Nam hoàn toàn có cơ hội giành được chỗ đứng trên thị trường khó tính này.
Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng đang khẩn trương lên kế hoạch xúc tiến các hoạt động tương tự ở những thành phố khác nhằm giới thiệu trái vải thiều, trước hết ra rộng rãi trong cộng đồng người Việt và các nước châu Á khác tại Australia, trong vài ngày tới.
Tham gia sự kiện này, ông Trần Bá Phúc, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia, bày tỏ ông cũng như nhiều doanh nghiệp, bà con Việt kiều ở Melbourne rất vui mừng, tự hào khi được nhìn thấy trái vải thiều tươi củaViệt Nam bày bán trên sạp hàng của các siêu thị.
Ông cho biết trong mùa thử nghiệm đầu tiên này đã có khoảng 30 tấn vải thiều Việt Nam được đưa vào tiêu thụ tại Melbourne và trái vải Việt Nam có hình thức mẫu mã đẹp cũng như chất lượng vải tươi ngon nên hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với trái vải từ Trung Quốc.
Ông bày tỏ hy vọng với những kết quả đầy khả quan bước đầu này, triển vọng xuất khẩu một khối lượng lớn trái vải Việt Nam sang tiêu thụ tại Australia trong mùa vụ năm tới là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Related news
Theo đó, mục tiêu phát triển nuôi, chế biến cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành ngành kinh tế quan trọng của thủy sản Việt Nam theo hướng công nghiệp và thân thiện với môi trường. Sản phẩm cá tra nhằm phục vụ XK và tiêu thụ nội địa, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Philippines tổ chức hội nghị với sự tham gia của 500 DN trong ngành cá ngừ trong tuần này, nhằm thực hiện các hoạt động XK cạnh tranh hơn trên toàn thế giới.
Theo số liệu của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), trong tháng 7, Mỹ NK 14.327 tấn cá philê đông lạnh, nâng tổng lượng cá philê đông lạnh NK trong 7 tháng đầu năm lên 86.766 tấn. Như vậy NK đã tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013. Phần lớn (gần 90%) philê đông lạnh NK của Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Cựu giám đốc điều hành của WCPFC cho biết tình hình trữ lượng cá ngừ vẫn chưa thể phục hồi, nhưng nó đang ở mức nguy hiểm và ngày càng tồi tệ.
Một trong những giải pháp được đưa ra cho bài toán thiếu tôm nguyên liệu và cũng là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo đề án tôm của Tổng cục Thủy sản quy định DN chế biến phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tối thiểu 10% công suất. Theo cộng đồng DN tôm, trong bối cảnh thực tế ngành tôm Việt Nam hiện nay, giải pháp này chưa phù hợp.