Năng suất giống lạc L14 qua phục tráng tăng 4,5 tạ/ha

Năng suất Lạc L14 của mô hình cao hơn lạc L14 sản xuất đại trà 4,5 tạ/ha.
Mô hình nhân rộng giống lạc L14 đã qua phục tráng được xây dựng tại 5 xã: Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Phong, Nghi Xá và Nghi Kiều (Nghệ An), có tổng diện tích 17 ha với 398 hộ dân tham gia.
Lạc được gieo trỉa bằng giống L14 nguyên chủng nhận từ Trung tâm đậu đỗ - Viện KHKT nông nghiệp Trung ương.
Qua giám sát và đánh giá mô hình, hội thảo khẳng định: lạc L14 đã qua phục tráng sản xuất trong mô hình có tỷ lệ nảy mầm cao, đạt 90 - 95%.
Cây đứng, gọn lá, khả năng chống chịu điều kiện thời tiết tốt, ít bị bệnh.
Mặc dù điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn do hạn hán song lạc L14 qua phục tráng cho năng suất thực tế đạt 22,23 tạ/ha, tăng 4,5 tạ/ha so với giống lạc L14 sản xuất đại trà.
Lãnh đạo UBND huyện yêu cầu các xã xây dựng mô hình lạc vụ đông đã qua phục tráng phải có kế hoạch phân bổ giống lạc cho nông dân sản xuất vụ xuân 2016.
Đồng thời, yêu cầu các địa phương trong huyện xây dựng kế hoạch để nhân rộng, phấn đấu trong vòng hai đến ba năm, toàn huyện có khoảng 800 đến 1.000ha lạc xuân sản xuất bằng giống L14 phục tráng.
Related news

Lượng gạo thơm này được tạo ra chủ yếu từ các cánh đồng mẫu lớn (CĐML) mà nông dân thường gọi là cánh đồng liên kết. Mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp là nền tảng tạo ra cơ sở vũng chắc cho một hướng đi mới để tạo lập thương hiệu gạo Việt Nam theo hướng gia tăng giá trị hạt gạo, giúp nhà nông có thể yên tâm trồng lúa.

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 ngành nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP của tỉnh 1,1%. Trong đó đóng góp lớn nhất là cây lúa.

Trong đó trồng nấm bào ngư, nấm mèo là một trong những mô hình đem lại hiệu qủa kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, địa phương đang nhân rộng mô hình này, bước đầu đã đem lại tín hiệu khả quan cho nghề trồng nấm ở một số xã trên địa bàn huyện.

Ngày 5-8, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết, hiện cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng cà phê rụng trái bất thường tại xã Tam Bố (huyện Di Linh) trong thời gian gần đây.