VAAS chuyển giao nhiều bản quyền giống

Tại hội nghị, VAAS đã ký kết hợp đồng chuyển giao quyền SX kinh doanh một số sản phẩm giống cây trồng cho hai Cty, cụ thể:
Chuyển giao quyền SX kinh doanh đối với giống lúa BT09 do Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (thuộc VAAS) nghiên cứu cho Tổng Cty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An (VTNA);
Chuyển giao quyền SX kinh doanh giống cà chua quả nhỏ lai GL1-5, giống dưa chuột muối mặn lai GL1-9 và giống ớt cay GL1-10 do Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu chọn tạo cho Cty Cổ phần Giống cây trồng Bắc Ninh (BSC).
Đánh giá về giống lúa BT09, ông Trương Văn Hiền, TGĐ TCty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An cho biết: Đây là giống lúa thơm chất lượng cao, năng suất từ 60 – 65 tạ/ha/vụ, rất phù hợp với định hướng SX gạo hàng hóa của TCty.
Tại Nghệ An, BT09 đang được nông dân hưởng ứng mở rộng bởi giá gạo luôn cao hơn các loại lúa chất lượng, đạt trên 8.000 đ/kg.
Đặc biệt, BT09 có thời gian sinh trưởng dưới 95 ngày, rất thích hợp đối với các tỉnh vùng ĐBSH và Bắc Trung bộ, nhất là vụ mùa để giải phóng đất cho SX cây vụ đông.
Đối với 3 giống rau của Viện Nghiên cứu Rau quả được chuyển giao cho BSC, đây đều là các giống rau vụ đông có năng suất, chất lượng cao, có thể mở rộng ra nhiều vùng SX vụ đông tại phía Bắc.
Cùng với việc nghiên cứu cơ bản, cho ra các giống cây trồng phục vụ cho nhu cầu chung của nông dân, nhất là các giống lúa tại ĐBSCL, giống rau tại phía Bắc, hiện nay, VAAS đang đẩy mạnh việc nghiên cứu giống gắn với nhu cầu cụ thể của các DN thông qua việc chuyển nhượng bản quyền giống.
Riêng năm 2015, đã có tổng cộng 55 giống do VAAS nghiên cứu chọn tạo được đưa ra chuyển giao bản quyền thương mại hóa, trong đó có 34 giống lúa, 9 giống đậu đỗ, 5 giống rau, 2 giống cây ăn quả và 1 giống nấm đông trùng hạ thảo.
Hiện một số mảng nghiên cứu giống như giống rau, giống đậu đỗ gần như chưa có DN chú trọng đầu tư mà chỉ có các đơn vị của VAAS đầu tư nghiên cứu.
Tại ĐBSCL, các giống lúa dòng OM do Viện Lúa ĐBSCL (thuộc VAAS) vẫn đang chiếm trên 70% diện tích…
Tại lễ ký kết, ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc BSC cho rằng, thời gian tới, bên cạnh việc đầu tư nghiên cứu, VAAS phối hợp với Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam thường xuyên tổ chức nhiều hơn nữa các hội nghị giới thiệu sản phẩm để các DN kinh doanh, nhất là DN nhỏ có cơ hội tiếp cận bản quyền SX-KD để đưa ra SX đại trà.
“Thực tế các giống tốt do các Viện nghiên cứu ra đến đâu đều cháy hàng tới đó. Vì thế các DN nhỏ như chúng tôi luôn bị chậm chân so với các DN lớn” – ông Tuấn nói.
Related news

Với việc sản xuất tập trung, sử dụng một loại giống lúa, cùng áp dụng một biện pháp canh tác, những mô hình “cánh đồng một giống” được triển khai trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Phú Bình đã đem lại hiệu quả rõ rệt, từng bước làm thay đổi tập quán canh tác của người nông dân, mở ra hướng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, từ đó tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, từ tháng 4-2012, xã Phước Thắng (Bác Ái) đã triển khai mô hình thâm canh sản xuất lúa nước trên diện tích 20 ha, với sự tham gia của 25 hộ dân. Sau 2 vụ sản xuất, đến nay các hộ dân đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, cây lúa cho năng suất, hiệu quả khá, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Một trong những hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi gà sao đạt hiệu quả kinh tế cao ở Hà Giang là gia đình chị Nguyễn Thị Oanh tổ 15 - thị trấn Vị Xuyên.

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.

Mô hình kinh tế trồng rừng và nuôi heo rừng sinh sản của gia đình chị Đoàn Thị Thanh Hải và anh Võ Ngọc Thương ở vùng đồi núi cao huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam dù là một hướng thử nghiệm mới nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân tại địa phương phát triển kinh tế trang trại.