Ứng Dụng Vi Sinh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Sáng 19/5 tại Nha Trang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III phối hợp với trường Đại học Ghent, Vương quốc Bỉ mở lớp tập huấn Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản. Tham gia tập huấn là các giảng viên, cán bộ khoa học nghiên cứu về lĩnh vực thủy sản đến từ các viện và trường đại học trên cả nước.
Mục đích của lớp tập huấn nhằm cung cấp và nâng cao kiến thức về phòng chống dịch bệnh trong nuôi tôm, nuôi cá cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên về thủy sản của Việt Nam.
Thông qua lớp tập huấn, các chuyên gia đầu ngành về sinh học của trường Đại học Ghent đã cho thấy vi sinh có vai trò quan trọng như thế nào đối với đối tượng nuôi. Các chuyên gia nhấn mạnh đến tác dụng của vi sinh trong phòng chống ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức đề kháng của vật nuôi. Trên cơ sở đó, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Theo ý kiến của nhiều nghiên cứu viên tham gia khóa tập huấn, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhu cầu hạn chế được dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, người nuôi hầu hết đều thiếu các kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý hiệu quả vật nuôi. Lớp tập huấn là cơ hội cho các nhà nghiên cứu có thêm kiến thức để hướng dẫn người nuôi thủy sản.
Related news

Nhận thấy hiệu quả và ưu điểm của giống vịt Khakicampell nên người chăn nuôi ở nhiều địa phương đã chủ động chuyển đổi giống, nhưng lại gặp nhiều khó khăn vì giống vịt này hiện đang rất khan hiếm.

Theo Bộ Công thương, ước tính khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12-2013 đạt 396 nghìn tấn, đạt kim ngạch 204 triệu USD, đưa tổng số lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt hơn 6,61 triệu tấn, với trị giá 2,95 tỷ USD.

Gạo được trồng theo phương thức hữu cơ có màu sắc sáng đẹp hơn, hương thơm hơn. Khi cắn hạt gạo, gạo chắc và có vị ngọt hơn. Cơm nấu để qua đêm trong tủ lạnh vẫn thơm dẻo.

Hiện nay, nguồn cá đồng ở địa phương ngày càng được phát triển. Nếu như năm 2011, việc nuôi cá bổi thâm canh chỉ diễn ra nhỏ lẻ, khoảng 30 ha thì năm 2013, diện tích nuôi cá bổi tăng thêm 8 ha. Không chỉ đối với nuôi thâm canh mà hình thức nuôi cá bổi công nghiệp cũng ngày càng được mở rộng.

Sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, toàn tỉnh có 20.638 lao động được đào tạo nghề. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, trên 71% lao động sau học nghề có việc làm, tăng thu nhập. Đây là nỗ lực không nhỏ trong công tác đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.