Diện Tích Cây Ăn Quả Ở Hậu Giang Tăng 14.415 Ha

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, do hiệu quả kinh tế cao cộng với khai thác được các lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động cùng với chủ trương chuyển đổi cây trồng, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cây có múi sạch bệnh và cây ăn trái đặc sản, trong đó có các cây trồng thế mạnh như: bưởi Năm Roi, cam mật, cam sành, quít đường, xoài cát Hòa Lộc…
Nhờ đó mà chỉ sau hơn 5 năm, diện tích cây ăn quả có xu hướng tăng từ 15.081ha năm 2008 lên 29.496ha vào giữa năm 2014.
Trong đó, nhóm cây có múi có xu hướng tăng nhiều nhất và cơ cấu cây có múi có diện tích lớn nhất, chiếm khoảng 46% diện tích cây ăn quả.
Related news

Trong những năm gần đây, để cải tạo các diện tích cà phê già cỗi, người trồng cà phê trên địa bàn huyện Đắk Mil đã thực hiện “trẻ hóa” vườn cây bằng cách áp dụng kỹ thuật ghép chồi.

Chúng tôi lo ngại những quy định mới trong Luật Nông nghiệp 2014 của Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản của Việt Nam cũng như người tiêu dùng Hoa Kỳ

Dịch cúm gia cầm đang bùng phát mạnh và có chiều hướng lây lan nhanh. Thế nhưng, rất nhiều người vẫn tỏ ra rất lơ là, thậm chí tìm cách tuồn gia cầm bệnh ra khỏi vùng dịch bán để tránh bị tiêu hủy.

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam (gọi tắt là VietGAP) được xem là giải pháp đảm bảo hài hòa lợi ích bền vững giữa kinh tế (người sản xuất, người tiêu dùng) và môi trường. Thế nhưng, tại Quảng Ngãi, vấn đề này dường như đang bị bỏ ngỏ…

Để khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại với các dự án phát triển chăn nuôi lợn, dự án nuôi trồng thủy sản, chương trình xây dựng mô hình cánh đồng thu nhập cao... ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, huyện Lâm Thao đã tạo cơ chế thuận lợi cho người dân: Thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài để các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.