Ứng Dụng Vi Khuẩn Tạo Chất Kết Tụ Sinh Học Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá

Nhóm nghiên cứu Cao Ngọc Điệp, Đặng Thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao nuôi cá thát lát và cá rô đồng ở tỉnh Hậu Giang.
Nhóm nghiên cứu đã ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao cá thát lát và cá rô đồng 3 tháng tuổi ở huyện Vị Thủy (cá rô đồng) và huyện Long Mỹ (cá thát lát), tỉnh Hậu Giang gồm hai giai đoạn: sử dụng bio-floc (bao gồm vi khuẩn (0,2% thể tích/thể tích) và PAC (0,05% trọng lượng/thể tích) và bèo tấm. Kết quả ghi nhận sau khi xử lý bio-floc 1 giờ, nước ao cá thát lát có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy hoá học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD5), tổng N (TN), Nitrit, nitrat, tổng P (TP) và PO43 - giảm đáng kể và ổn định, sau 72 giờ lượng TSS, BOD5 trong nước ao giảm đến loại A; hàm lượng amoni tăng nhưng giảm nhanh ở giai đoạn bèo tấm.
Hàm lượng COD, BOD5, TP, nitrit, nitrat trong nước ao cá rô giảm đến ngày thứ 3 sau khi xử lý chế phẩm bio-floc đạt loại A, tuy nhiên hàm lượng PO43 - tăng sau 24 giờ; hàm lượng TN và amoni tăng cao trong suốt 3 ngày xử lý và khi nước chuyển qua ao có bèo tấm, các chỉ tiêu này giảm đạt loại A; pH nước ao cá trung tính và ít thay đổi. Quy trình ứng dụng chế phẩm bio-floc xử lý nước ao cá thát lát và cá rô đồng 3 tháng tuổi ở ao xử lý (3 ngày) và ao bèo tấm (2 ngày) đã thành công với những chỉ tiêu đạt loại A của QCVN40 trong thời gian ngắn với chi phí thấp.
Nguồn bài viết: http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/39118/ung-dung-vi-khuan-tao-chat-ket-tu-sinh-hoc-xu-ly-nuoc-ao-nuoi-ca.html
Related news

Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, đầu năm đến nay, dù còn nhiều thử thách về dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn nhưng ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL phát triển khá ổn định, đảm bảo kế hoạch đề ra. Ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL đã và đang từng bước phát triển theo hướng chăn nuôi hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường… nhờ đó góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của ngành chăn nuôi cả nước.

Đồng Nai là nơi phát triển mạnh về chăn nuôi. Do đó, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại cũng sớm hình thành và không ngừng phát triển. Từ hình thức sản xuất theo hướng gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của người chăn nuôi, ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng thương hiệu riêng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Sau khi thống nhất với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính vừa công bố giá thành sản xuất lúa vụ Hè thu năm 2015 ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Theo đó, giá thành bình quân toàn vùng là 4.099 đồng/kg, cao hơn 196 đồng/kg so với cùng kỳ. Riêng tỉnh Hậu Giang, giá thành sản xuất trong vụ Hè thu năm nay là 4.010 đ/kg.

+ Giá khoai lang giảm 50.000 - 70.000 đ/tạ Theo nhiều nông dân ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long), giá khoai lang tím Nhật thu mua tại các vựa ở Bình Minh chỉ còn 180.000 - 200.000 đ/tạ (loại đúng lứa từ 4 - 4,5 tháng), thấp hơn tháng trước từ 50.000 - 70.000 đ/tạ.

UBND TP Đà Lạt cho biết vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng và UBND các phường, xã trên địa bàn TP về việc “Tăng cường triển khai công tác bảo vệ thực vật đối với sản xuất rau, chè an toàn trên địa bàn thành phố Đà Lạt”.