Nông dân bỏ khoai trồng lúa

Ông Lê Văn Dữ (ấp Mỹ Tú, xã Mỹ Thuận- Bình Tân) cho biết, trồng 6 công khoai lang tím Nhật trên đất nhà, bán 200.000 đ/tạ mà vẫn lỗ 30 triệu đồng nên đã ban đất trồng lúa. Cũng theo ông Dữ, nhiều bà con xung quanh đã neo khoai lại chờ giá lên nên khoai quá lứa, giờ giá chỉ còn 50.000 đ/tạ.
Ông Nguyễn Hữu Minh- cán bộ nông nghiệp xã Mỹ Thuận cho biết: Có khoảng 100ha đất trồng khoai của bà con trong xã đã chuyển sang trồng lúa. Một số hộ để khoai quá lứa, bị sâu đã cày bỏ khoai để chuyển sang làm ruộng. Số còn lại có thể là do chuyển dịch cơ cấu làm một vụ lúa, một vụ khoai. Hiện, xã cũng chưa thống kê được hết.
Related news

Giá heo hơi những ngày qua đã liên tục tăng, đạt mức 50.000 đồng/kg. Giá bán lẻ trên thị trường cũng biến động nhưng diễn biến ở các khu vực và kênh tiêu thụ lại khác nhau.

Thời gian gần đây, tình trạng người dân trên địa bàn thôn Phú Lạc, xã Bình Thành (Tây Sơn - Bình Định) tập trung đến khu vực trồng mía của Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) chặt ngọn mía để làm thức ăn cho bò diễn ra khá phổ biến, gây thiệt hại nhiều diện tích mía.

Chưa bao giờ nông dân trồng mía ở các tỉnh ĐBSCL lâm vào cảnh khốn khó như hiện nay, khi giá bán quá thấp khiến nhiều hộ thua lỗ liên tục. Tình trạng bỏ đất trồng mía đang diễn ra nhiều nơi làm cho các ngành chức năng và nhà máy đường đau đầu. Song mọi nỗ lực cứu nông dân trồng mía vẫn đang là bài toán khó.

Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện nhiều mô hình và dự án về sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, bền vững với môi trường nhằm hướng đến nền nông nghiệp phát triển hiện đại trong tương lai. Nhiều mô hình được triển khai và ứng dụng thành công, trong đó mô hình “Công nghệ sinh thái trên ruộng lúa” được đánh giá cao và đồng tình từ bà con nông dân.

Rất nhiều giống cây trồng có nguồn gốc, xuất xứ từ các nước nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đã được Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM đem về trồng thử nghiệm, cho kết quả khả quan.