Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Lấy Nước Biển Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Lấy Nước Biển Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp
Publish date: Friday. October 10th, 2014

Đề tài "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật lấy nước biển phục vụ nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương" thuộc danh mục được phê duyệt theo Quyết định số 2074/QĐ-UBND, ngày 02/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.

Ngày 07 tháng 10 năm 2014, tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh tổ chức đánh giá, nghiệm thu Đề tài "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật lấy nước biển phục vụ nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương", do ông Lương Thanh Hải, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Chủ tịch Hội đồng chủ trì, tham dự có PGS.TS. Lương Văn Thanh, Viện trưởng - Viện Kỹ thuật Biển, thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; ThS. Lương Văn Khanh, Chủ nhiệm đề tài, cùng thành viên Hội đồng theo Quyết định số 117/QĐ-SKHCN ngày 17/9/2014 của Sở KH&CN tỉnh Kiên Giang; đại diện các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, phòng Kinh tế huyện Kiên Lương, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Kiên Giang và các đơn vị có liên quan.

Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu và xác định các vị trí lấy nước phục vụ vùng quy hoạch nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương; đề xuất các giải pháp xây dựng đường ống lấy nước và phương pháp vận hành hệ thống.

Kết quả nghiên cứu, nội dung báo cáo đầy đủ so với thuyết minh đề cương, đạt được mục tiêu đề ra của đề tài; số liệu báo cáo đầy đủ, được thu thập từ hiện trường và qua nhiều tài liệu nghiên cứu chính thống khác nên có độ tin cậy cao; đã xác định được vị trí phù hợp để bố trí hệ thống ống lấy nước biển và trạm bơm dự kiến tại Tiểu vùng 3, xã Dương Hòa; lựa chọn khu nuôi, phục vụ cho tính toán và giải pháp xây dựng; theo báo cáo nhóm nghiên cứu đưa ra 03 phương án (PA) bố trí hệ thống công trình, với những ưu, nhược điểm của từng PA đã được phân tích rõ; trong 03 PA bố trí công trình xét về địa hình, địa mạo và chế độ thủy triều của vùng nghiên cứu, theo báo cáo chọn PA 3 là phù hợp.

Khi đề tài này được thực hiện, sẽ giải quyết tình hình cấp bách về chất lượng nước, tìm ra giải pháp thay thế nguồn nước phục vụ cho nuôi tôm; đồng thời ứng dụng đề tài vào thực tiễn sẽ từng bước giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi, thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương phát triển ổn định và bền vững; thu hút được các nhà đầu tư vào địa phương, phát triển theo hướng công nghiệp và hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế biển của tỉnh cho những năm tiếp theo; về môi trường, đề tài có nhiều đóng góp tích cực trong việc hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường, hạn chế việc phá rừng phòng hộ ven biển để đào ao, đào kênh dẫn nước nuôi tôm; đảm bảo chất lượng nguồn nước nuôi tôm sẽ hạn chế dịch bệnh gây ô nhiễm môi trường nước; về KH&CN, cung cấp nhiều thông tin quan trọng về kinh tế – xã hội, môi trường, thủy lợi, cấp nước, nuôi trồng thủy sản tại địa phương, đặc biệt là diễn biến chất lượng môi trường nước biển ven bờ, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, nuôi trồng thủy sản có liên quan.

Xét về khả năng ứng dụng, đề tài sẽ nhân rộng kết quả nghiên cứu giải quyết được vấn đề cấp thiết hiện nay đó là nguồn nước sạch cho nuôi trồng thủy sản với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến; hoàn toàn có khả năng áp dụng; bên cạnh đó đề tài có tính khả thi cao về mặt hiệu quả đầu tư, mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội, có thể được áp dụng cho nhiều vùng nuôi tôm tại các địa phương khác trong tỉnh có cùng đặc điểm tự nhiên như huyện Kiên Lương.

Kết thúc cuộc họp, ông Lương Thanh Hải, Chủ tịch Hội đồng kết luận đề tài thực hiện đầy đủ, bám sát được mục tiêu, nội dung nghiên cứu và khối lượng công việc theo đề cương được duyệt; thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá kết quả Đề tài "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật lấy nước biển phục vụ nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương" đạt yêu cầu.


Related news

Các Nước Thái Bình Dương Cắt Giảm 50% Đánh Bắt Cá Ngừ Con Các Nước Thái Bình Dương Cắt Giảm 50% Đánh Bắt Cá Ngừ Con

Tại cuộc họp của Ủy ban Nghề cá khu vực Trung và Tây Thái Bình Dương (WCPFC) vừa diễn ra tuần qua tại Fukuoka, miền tây nam Nhật Bản, các nước và vùng lãnh thổ có hoạt động đánh bắt cá trong khu vực bắc Thái Bình Dương nhất trí sẽ cắt giảm khoảng 50% lượng đánh bắt cá ngừ con.

Tuesday. September 9th, 2014
Trồng Bó Xôi, Trồng Bó Xôi, "Dôi" Tiền Tỷ

Với 1 ha canh tác quanh năm vẫn chỉ đủ ăn, từ khi chuyển sang làm rau bó xôi theo hướng công nghệ cao, mỗi tháng nông dân Nguyễn Văn Thi thu lãi gần 100 triệu đồng, nhanh chóng trở thành tỷ phú.

Tuesday. September 9th, 2014
Xuất Khẩu Sắn Nhúc Nhích Nhưng Chưa Bền Xuất Khẩu Sắn Nhúc Nhích Nhưng Chưa Bền

Sau một thời gian tồn đọng do không ký được đơn hàng xuất khẩu với thương lái Trung Quốc, những ngày này tại Tây Ninh, lượng sắn về cửa khẩu để xuất sang Trung Quốc đã tăng trở lại từ 5-7 xe/ngày. Tại Quy Nhơn, các kho đang có xu hướng thu mua hàng để phục vụ nhu cầu xuất khẩu...

Tuesday. September 9th, 2014
Triển Khai Cánh Đồng Lớn Thông Tư Hướng Dẫn Vẫn Chưa, Tiền Thì Không Thấy Triển Khai Cánh Đồng Lớn Thông Tư Hướng Dẫn Vẫn Chưa, Tiền Thì Không Thấy

Tất cả nguồn kinh phí hỗ trợ này đều do trung ương rót xuống. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy tiền đâu? Bộ Tài chính vẫn chưa có thông tư hướng dẫn. Điều này làm cho địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển CĐL...

Tuesday. September 9th, 2014
Nếu Giống Ngô Biến Đổi Gene Tốt, Chúng Tôi Sẵn Sàng Mua Trồng Nếu Giống Ngô Biến Đổi Gene Tốt, Chúng Tôi Sẵn Sàng Mua Trồng

Nếu như giống ngô biến đổi gene đúng là có ưu điểm trồng không phải phun thuốc trừ sâu vì sâu đục thân ăn vào là sâu chết và có khả năng kháng thuốc trừ cỏ, trồng xong phun thuốc trừ cỏ không cần phải chăm sóc thì chắc chắn sẽ có nhiều người dân sẽ mua.

Tuesday. September 9th, 2014