Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ứng Dụng Đệm Lót Sinh Thái Trong Chăn Nuôi

Ứng Dụng Đệm Lót Sinh Thái Trong Chăn Nuôi
Publish date: Saturday. August 24th, 2013

Gần đây, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với Hội Phụ nữ xã Đại Thạnh triển khai thí điểm mô hình đệm lót sinh thái tại một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã. Bước đầu, mô hình cho thấy hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm nhân công, chi phí chăm sóc, vệ sinh chuồng trại.

Ông Huỳnh Văn Lịnh, thôn Tây Lễ (Đại Thạnh) cho biết, từ khi nhận được sự hỗ trợ từ mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái, qua 2 tháng thí điểm, môi trường chăn nuôi của gia đình đã cải thiện đáng kể. Mùi hôi thối giảm đi nhiều, phân và nước thải đã được chế phẩm men vi sinh EM phân hủy hoàn toàn. “Mô hình thực sự thiết thực đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Hiện, nhà tôi mới triển khai được 26m2, đang tính mở rộng thêm 20m2 để phục vụ chăn nuôi heo và 16m2 nuôi 200 gà, vịt xiêm." - ông Lịnh nói.

Khu vực chuồng trại của gia đình ông Lê Phước Tuấn (thôn Tây Lễ) rộng 20m2, nuôi 10 con heo. Ông Tuấn cho biết, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã hỗ trợ chế phẩm vi sinh EM lẫn kỹ thuật làm đệm lót cho gia đình. Chi phí đầu tư chuồng trại từ mô hình không lớn, chỉ khoảng 300 nghìn đồng mua trấu, bột cưa, bột bắp… nhưng hiệu quả đem lại rất lớn.

Theo ông Lê Cao Khánh - cán bộ Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc, đệm lót lên men là công nghệ mới trong chăn nuôi heo, bước đầu cho hiệu quả cao và có ưu thế nhiều so với kiểu nuôi truyền thống. Với mô hình này, heo khỏe mạnh, ít bị bệnh hơn, tình trạng heo bị thối bàn chân được cải thiện, lông da bóng mượt, giảm tồn dư kháng sinh… và hiệu quả lớn nhất là giảm ô nhiễm môi trường khu dân cư.

Ông Khánh cho biết, để làm 20m2 chuồng có đệm lót dày 60cm phải đảm bảo trấu và mùn cưa phủ dày, bột bắp 15kg, chế phẩm men 2kg. Để chế biến, cho 1kg men gốc và 10kg bột bắp vào thùng, cho thêm 200 lít nước sạch, nếu nhiệt độ ngoài trời 15 độ C thì cho nước ấm, khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trong thời gian 24 giờ là dùng được, mùa đông có thể dùng trong 2 ngày, chế dịch men phải làm trước đó 1 - 2 ngày.

Cách xử lý bột bắp là cho 2 lít men đã xử lý trước đó vào 5kg bột bắp còn lại, xoa cho ẩm đều, sau đó để chỗ ấm, xử lý bột bắp phải thực hiện trước đó 5 - 7 giờ. Nguyên liệu làm chất độn phải đảm bảo tiêu chuẩn: có độ xơ cao, không bị mềm nhũn, có lượng dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích.

Bà Nguyễn Thị Minh Nam - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đại Thạnh cho biết: “Chăn nuôi ở Đại Thạnh phần lớn là nhỏ lẻ, chuồng trại nằm xen lẫn trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường. Việc triển khai mô hình đệm lót sinh thái ban đầu đã phát huy hiệu quả cải thiện môi trường. Thời gian tới, hội sẽ tiếp tục vận động các hộ còn lại triển khai, nhân rộng mô hình, cải thiện môi trường khu dân cư, góp phần xây dựng nông thôn mới”.


Related news

Làm Gì Để Khắc Phục Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi? Làm Gì Để Khắc Phục Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi?

Theo đánh giá của huyện, trong 6 tháng qua, tình hình nuôi tôm biển cực kỳ khó khăn, tôm chết hàng loạt dẫn đến nhiều thiệt hại lớn cho người nuôi. Năm nay, tiến độ thả giống nuôi tôm biển rất chậm, toàn huyện chỉ thả khoảng 13.000 ha so kế hoạch 16.000 ha, đạt 85% kế hoạch năm, so cùng kỳ giảm 14% (2.231 ha).

Tuesday. August 14th, 2012
12 Loại Bệnh Thủy Sản Phải Công Bố Dịch 12 Loại Bệnh Thủy Sản Phải Công Bố Dịch

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!

Wednesday. August 15th, 2012
Nuôi Sò Huyết Dưới Tán Rừng Phòng Hộ Nuôi Sò Huyết Dưới Tán Rừng Phòng Hộ

Tận dụng tối đa diện tích đất cho phép sử dụng/tổng diện tích đất rừng được nhà nước giao khoán để nuôi trồng thủy sản (TS), người dân huyện An Minh (Kiên Giang) đã liên tiếp giành được thắng lợi trong từng mùa vụ.

Friday. August 17th, 2012
Trồng Nhãn Xen Màu Cho Thu Nhập Cao Trồng Nhãn Xen Màu Cho Thu Nhập Cao

Mô hình trồng nhãn xen cây màu cho thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ của anh Hoàng Ngọc Chung ở thôn Bản Nhuần I - xã Quảng Chu (Chợ Mới, Bắc Kạn) đang được xem là cách làm mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao và cần được nhân rộng.

Friday. August 17th, 2012
Làm Giàu Từ Gà Mía Làm Giàu Từ Gà Mía

Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.

Saturday. August 18th, 2012