Đồng Nai xây dựng chuỗi liên kết bền vững trong chăn nuôi

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, mặc dù là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển mạnh của cả nước, nhưng việc hình thành chuỗi liên kết trong chăn nuôi ở Đồng Nai còn rất khó khăn. Nhiều trang trại nhỏ lẻ vẫn trong tình trạng tự mua heo giống giá rẻ, kém chất lượng, không có xuất xứ từ nhiều thương lái khác nhau, khiến dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây thiệt hại cho chủ trại và làm mất uy tín của cả vùng chăn nuôi.
Trước thực trạng này, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kiến nghị với UBND tỉnh hỗ trợ cho dự án “Xây dựng, phát triển chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn”. Dự án được thực hiện theo một quy trình khép kín, có sự kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất con giống, chế biến thức ăn, đến khâu chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, các hộ chăn nuôi sẽ ký hợp đồng với Hợp tác xã để đảm bảo cung cấp con giống, thức ăn, chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm với mức giá ổn định.
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu các sở, ngành, cùng phối hợp chặt chẽ xây dựng chuỗi liên kết bền vững trong chăn nuôi. Cụ thể, Sở Công thương sẽ là cầu nối để đưa những sản phẩm chăn nuôi an toàn vào các bếp ăn công nghiệp; Chi cục Thú y giám sát chất lượng toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ… để đảm bảo đạt tiêu chuẩn
Related news

Trung tâm Khuyến nông An Giang đã chọn ấp Tân Lập (xã Tân An) thí điểm thực hiện Chương trình “Nuôi vịt an toàn sinh học” cho 16 hộ thuộc Tổ hợp tác chăn nuôi vịt số 1 và số 2. Bởi, đây là ấp có địa bàn thuận tiện chăn nuôi thủy cầm, vừa có kênh sau cách ly xa nơi chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa là nơi có mặt bằng giáp với đồng ruộng thuận lợi chăn nuôi vịt.

Quan sát hai bên đường từ trung tâm xã Bản Bo dẫn tới các bản: Cốc Phát, Cốc Phung, Nậm Tàng, Hưng Phong, Nà Ly, chúng tôi thấy trên các sườn đồi phủ kín mầu xanh non của đậu tương, lạc xen lẫn cây chè. 3 năm qua, bà con trong xã đã trồng mới hơn 200ha chè.

Do đó, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận phối hợp Phòng Kinh tế - Hạ tầng Tánh Linh đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá đầu vuông trên địa bàn huyện.

Nuôi chim cút ấp trứng không chỉ giúp gia đình chị Phạm Thị Kim Điệp (ấp Phước Tân 2, xã Tân Hưng, TP.Bà Rịa) thoát nghèo mà còn vươn lên làm, giàu, trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Từ ngày 8 đến 10-7-2014, Đoàn công tác huyện do bà Phạm Thị Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri làm trưởng đoàn phối hợp với lãnh đạo xã An Hiệp tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi tôm trong vùng nước ngọt (ngoài quy hoạch).