Ùn Tắc Nông Sản Bài Học Đến Hẹn Lại Lên
Mỗi năm vào vụ dưa hấu tại cửa khẩu Tân Thanh huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) thường xuyên xảy ra ùn tắc xe chở nông sản. Năm nay do các tỉnh phía Nam được mùa dưa nên lượng hàng nông sản đổ về cửa khẩu tăng đột biến khiến các lực lượng chức năng phải dồn sức giải tỏa ùn tắc.
Mỗi ngày chỉ có khoảng hơn 300 xe xuất được hàng trong khi đó xe dồn về cửa khẩu khoảng 500 xe mỗi ngày
So với mọi năm lượng dưa hấu xuất khẩu đổ về Cửa khẩu Tân Thanh huyện Văn Lãng tăng gần gấp đôi. Nguyên nhân là do các tỉnh phía nam được mùa dưa, thu hoạch rộ. Tính trung bình mỗi ngày có trên 500 xe dưa dồn về cửa khẩu. Thế nhưng lượng hàng xuất, chỉ đạt khoảng 300 xe mỗi ngày, cộng với hàng hóa nông sản khác khoảng 100 xe khiến cho bến bãi Cửa khẩu Tân Thanh lúc nào cũng quá tải.
Nhìn những xe dưa hấu ùn ứ dồn về cửa khẩu dài hàng chục km, những chủ hàng, lái xe đội mưa chạy đôn chạy đáo tìm chỗ đỗ, làm thủ tục ai cũng ái ngại cho một mùa dưa người nông dân vất vả mà nguy cơ lỗ do xuất chậm mỗi lúc một tăng.
Khu vực ngoài cửa khẩu, lượng xe dưa, xe hàng mỗi lúc một nhiều khiến cho lực lượng làm trật tự phải vất vả lắm mới ổn định được luồng tuyến, chống ùn tắc. Quyết tâm của các lực lượng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu là tạo điều kiện cao nhất cho hàng hóa thông quan an toàn.
Có mặt tại Trạm Kiểm soát Biên phòng Tân Thanh, Trạm trưởng Đặng Nam Cao cho biết, Trạm và các lực lượng tại đây đã trao đổi với phía nước bạn tạo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Thế nhưng do kho bãi hạn chế, phía nước bạn chỉ đáp ứng được khoảng 300 xe mỗi ngày.
Trong khi đó lượng hàng xuất lớn nên trung bình mỗi ngày dồn ứ hơn 100 xe. Vận dụng mọi biện pháp cũng chỉ nâng lên được 320 xe xuất. Như vậy đã hơn bình thường 20 xe nhưng mức độ chống ùn tắc chưa được cải thiện là bao.
Hiện nay một trong những điều khó khăn là bến bãi hàng hóa, mặc dù đã được nhiều doanh nghiệp đầu tư nhưng kho bãi chưa đáp ứng được. Vì vậy khi xảy ra ùn tắc lượng xe dồn về ngày một đông càng gây tình trạng ùn tắc hơn.
Theo ông Chu Bá Toàn, Chi cục phó Chi cục Hải quan Tân Thanh, kho bãi không đáp ứng được nên dẫn đến ùn tắc, mặc dù lực lượng Hải quan đã vận dụng tối đa thậm chí làm việc đến tận 10 giờ đêm để các doanh nghiệp làm thủ tục. Phía ngoài cửa khẩu, lực lượng Cảnh sát giao thông phải huy động 100% quân số, trực tiếp phân luồng, dồn từng đoạn, khuyến cáo các doanh nghiệp không nên ồ ạt dồn lên cửa khẩu.
Thế nhưng họ đã lỡ thu mua, lỡ chở ra, quay về càng lỗ nên đành phải chen chân lên cửa khẩu. Để chống ách tắc, lực lượng Cảnh sát Giao thông và Bộ đội Biên phòng phải phân luồng vào cửa khẩu, ưu tiên xe nông sản. Thế nhưng lượng dưa xuất khẩu qua cửa khẩu vẫn chưa được như mong muốn.
Anh Huỳnh Văn Nghĩa, lái xe 75C - 2143 tâm sự, năm nay xe nhiều, dưa được giá, tầm 7 đến 10 nghìn 1 kg nên bà con thi nhau thu gom, xuất bán sang Trung Quốc. Thế nhưng, tắc thế này rất nhiều chủ hàng có nguy cơ lỗ. Phía nước bạn nhập nhỏ giọt nên lượng hàng ùn tắc càng lớn.
Hiện nay tính từ cửa khẩu đến khu vực thành phố Lạng Sơn ùn tắc khoảng 1.800 xe hàng hóa, trong đó có khoảng 1.000 xe chở dưa hấu. Trạm trưởng Đặng Nam Cao cho biết thêm, ngay từ khi nhận được tin dưa hấu được mùa, lượng hàng xuất tăng, cán bộ trạm đã thắt chặt an ninh, chống dẫn dắt xe, cò mồi làm thủ tục, đảm bảo không để mất an ninh trật tự.
Cho đến nay lượng dưa, nông sản dồn về cửa khẩu vẫn tăng lên từng ngày, nguy cơ ùn tắc càng cao. Không ít xe dưa do không chờ được đã phải quay đầu trở lại bán tại nội địa. Như vậy nguy cơ thua lỗ của người nông dân tăng rất cao. Đây có lẽ là bài học cho mùa dưa tới.
Chúng ta đang bán cái ta có mà chưa bán cái họ cần. Hơn thế thiếu hẳn sự điều tiết tầm vĩ mô. Vẫn nặng lối buôn bán theo phong trào nên dù giải tỏa ách tắc ở cửa khẩu được thì cũng khó lòng giải tỏa ách tắc phía nước bạn khi mà quyền chủ động chưa thuộc về chúng ta.
Related news
Đã từng có thời điểm, chăn nuôi bò sữa trở thành phong trào nở rộ ở nhiều địa phương, nhiều nhất phải kể đến các huyện Đức Hòa, Bến Lức và TP.Tân An, sau đó phát triển thêm ở các huyện Tân Trụ, Thủ Thừa... Và, tiềm năng phát triển đàn bò sữa ở Long An vẫn còn. Nhưng…
Ở Tân Kỳ (Nghệ An) có một trang trại bò Úc qui mô khá lớn với tổng đàn gần 400 con, trong đó 350 con mẹ và 43 con bê. Trang trại này của ông Tô Anh Phương, thị trấn Tân Kỳ được đầu tư 12 tỷ đồng. Ông đang khẩn trương xây dựng chuồng trại mới để đàn bò sinh sống ổn định.
rong quý III/2015, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long phát sinh 6 ổ dịch cúm gia cầm. Cụ thể, ngày 19/8/2015, dịch bệnh H5N1 phát sinh trên đàn gà 40 ngày tuổi số lượng 1.048 con tại hộ chăn nuôi ấp Trung Trạch (xã Trung Thành - Vũng Liêm);
Là huyện miền núi, Hướng Hóa (Quảng Trị) có quỹ đất nông nghiệp không nhiều nhưng bù lại chất đất ba dan tương đối tốt. Những năm qua, huyện đã quy hoạch đất nông nghiệp, phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá.
Theo nông dân trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang hiện thương lái mua mía tại ruộng (giống ROC 16) đang ở mức từ 1.100 - 1.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với đầu vụ (giữa tháng 9).