Úc Không Ngưng Cung Cấp Bò Sống Cho Việt Nam
Thương vụ Úc tại Việt Nam ngày 10-12 đã thông tin chính thức về việc nguồn cung bò Úc giảm là do yếu tố “thời tiết”, chứ không phải do can thiệp của Chính phủ Úc.
Trả lời câu hỏi của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online qua thư điện tử, đại diện Thương vụ Úc cho biết Chính phủ Úc không can thiệp vào việc cung cấp bò cho thị trường Việt Nam, gây gián đoạn nguồn cung.
Hiện nay, các nhà cung cấp bò ở Úc còn đang chuẩn bị đáp ứng sự gia tăng về nhu cầu nhập khẩu bò sống Úc ở thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Nhập khẩu bò sống từ Úc vào Việt Nam đã tăng mạnh trong năm 2013 và hiện tại các nhà xuất khẩu bò ở Úc đang thực hiện các chuyến hàng từ Úc sẽ đến Việt Nam từ tháng 12 đến tháng 1-2014.
Tương tự như thông tin các nhà nhập khẩu, giết mổ và cung ứng thịt bò Úc đã cung cấp thông tin cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online trước đó, theo đại diện thương vụ, mặc dù hoạt động xuất khẩu bò của Úc được tiến hành quanh năm nhưng vào mùa mưa (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau), nguồn cung bị ảnh hưởng do mưa và lụt lội. Cũng với lý do này mà giá bò Úc đã tăng lên trong vài tuần trở lại đây.
Mặc dù vậy vẫn có một số lượng bò nhất định được đưa ra thị trường từ những vùng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Nguồn cung bò ra thị trường tăng mạnh vào dịp cao điểm (từ tháng 4 đến tháng 11), khi các trại bò lớn ở Úc hoàn tất vỗ béo và đưa chúng ra thị trường.
Thương vụ Úc cho biết, từ đầu năm đến hết tháng 9-2013 đã có trên 42.000 con bò được nhập khẩu từ Úc vào Việt Nam. Dự kiến đến hết năm 2013 sẽ có tổng cộng 60.000 con bò được nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu thịt bò Úc tại thị trường này.
Theo cơ quan này, trong năm 2014 cũng sẽ có khoảng 60.000 con bò được nhập khẩu từ Úc vào Việt Nam.
Bên cạnh gia súc sống, hàng năm cũng có khoảng 2.000 tấn thịt bò Úc đông lạnh được nước này bán ra thị trường thế giới.
Related news
Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2014-2015, toàn huyện sẽ gieo trồng 900 ha cây trồng các loại; trong đó, chủ lực vẫn là ngô, lúa. Hiện nay, chính quyền và người dân các xã, thị trấn đang tích cực triển khai các giải pháp cần thiết để chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân đạt hiệu quả, kịp thời và phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong vụ.
Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.
Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.
Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.
Ngày 12-12, tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, đã diễn ra hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế - phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia.