Tỷ Phú Rau Sạch
Năm 1994, từ Thanh Hóa anh Mai Văn Khẩn vào Lâm Đồng lập nghiệp. Thấy vùng này phát triển cây rau tốt, anh cũng lân la tìm hiểu và tìm đất canh tác.
“Lúc đầu, diện tích trồng rau nhỏ và đầu ra không ổn định nên tôi thường xuyên thua lỗ, đã vậy còn bị thương lái ép giá, nhiều khi phải đổ đi” – anh tâm sự. Từ thất bại, anh bàn với những nông dân khác thay đổi cách làm.
Năm 2007, anh Khẩn tham gia lớp tập huấn về cách trồng rau sạch theo tiêu chuẩn Metro Requirement. Vận dụng kiến thức đã học, anh dần dần vượt qua các yêu cầu khắt khe rồi được hệ thống Metro công nhận đạt chuẩn và lấy hàng. Từ đó, chàng thanh niên tha hương lập nghiệp có đầu ra ổn định cho rau sạch và mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích.
Đến nay, anh đã có 4ha chuyên trồng rau các loại. Anh cũng đã chuyển toàn bộ diện tích trồng rau truyền thống sang ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; mạnh dạn đầu tư nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới nước, bón phân tự động hóa. Đặc biệt là anh đã nhập khẩu và trồng các loại giống rau, củ quả mới, có năng suất cao, phẩm chất tốt, giá trị kinh tế cao như: Củ cải đỏ, su hào tím, cà rốt baby, ớt ngọt, cà chua bi, dưa leo baby, bắp sú bao tử, củ hồi…
Thấy hay, nhiều người dân trong vùng tìm tới nhà anh hợp tác, học hỏi kinh nghiệm. Năm 2010, anh thành lập tổ hợp tác rau sạch, hướng dẫn kỹ thuật cũng như bao tiêu sản phẩm cho 13 thành viên với 16ha chuyên trồng các loại rau sạch theo VietGAP. Sản lượng đạt từ 350 - 400 tấn/năm.
Anh Khẩn cho hay: “Sau khi tổ hợp tác có VietGAP, tôi đã nhận được nhiều hợp đồng và đơn đặt hàng, thị trường tiêu thụ ngày càng mạnh, nhiều khi không cung cấp đủ nhu cầu”. Để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ rau sạch của thị trường TP.HCM, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, tháng 11.2012 anh đã phát triển từ tổ hợp tác lên hợp tác xã do anh làm chủ nhiệm, với 15 xã viên và diện tích là 60ha.
Hiện sản phẩm rau củ của anh Khẩn cung cấp chủ yếu cho hệ thống siêu thị Metro, chợ đầu mối Thủ Đức, Bình Điền (TP.HCM) và một số tỉnh thành khác như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng với sản lượng trên 1,5 tấn/ngày, mang về thu nhập (lãi ròng) từ 1,5 - 3 tỷ đồng/năm. Tới đây, anh tiếp tục nghiên cứu, tập huấn, hướng dẫn cho xã viên chuyển dần sang sản xuất rau sạch theo GlobalGAP nhằm hướng tới thêm thị trường xuất khẩu đi nước ngoài.
Related news
Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.
Về chất lượng nguồn lao động biển cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Lao động biển hiện nay có trình độ văn hóa thấp hơn so với lao động ở các ngành nghề khác.
Một lượng lớn cá ngừ đại dương của ngư dân không xuất khẩu được, trong khi đó các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cá ngừ đại dương từ các nước khác để tái xuất.
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện đứng thứ 3 sau tôm và cá ba sa. Nhưng nếu cải tiến khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn, giá trị xuất khẩu của loài cá này có thể tăng gấp 10 lần.
Trong tổng số hơn 1.000ha đất nông nghiệp của xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An), có trên 200ha đất ngoài khu vực đê bao được nông dân khai thác nuôi tôm hơn 10 năm qua, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xã còn gần 800ha đất sản xuất nông nghiệp (đã được thi công đê bao ngăn mặn, trữ ngọt) sản xuất lúa 2 vụ.